Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

17/05/2018 11:01:27

Từ lời tâm sự của Thượng úy Nguyễn Văn Khương, em nhận ra vẻ đẹp nào ở các chiến sĩ nhà giàn DK1/21? Hãy nêu suy nghĩ của em về các chiến sĩ nhà giàn bằng 1 đoạn văn ngắn

''Những khi gió lớn, biển quăng mình theo từng cột sóng thì nhà giàn oằn mình kẽo kẹt. Đại úy Nguyễn Đình Hoán, nhân viên quân y ở nhà giàn DK1/21, cười nói: “Là lính nhà giàn phải có thần kinh thép, không thì khó bề bám trụ với biển khơi. Ở đây trên chỉ có trời, giữa có tấm sàn nhà bằng sắt, dưới là sóng bạc đầu, san hô và cá mập. Vì thế, anh em hay nói đùa lính nhà giàn là những người đầu đội trời, chân đạp sắt”.Những đêm dông bão kéo về, anh em nhà giàn dường như không ngủ. Thượng úy Nguyễn Văn Khương tâm sự: “Nhiều đêm sóng lớn làm rung rinh cả nhà giàn, anh em phải gối áo phao để ngủ. Trên đầu giường ai cũng chuẩn bị 1,5 lít nước ngọt, tỏi, gừng để chống rét, thuốc chống cá mập... phòng khi bất trắc xảy ra. Đã ra đây thì phải chấp nhận đối diện với hiểm nguy, chấp nhận hi sinh để biển đảo quê hương được trường tồn”.
Từ lời tâm sự của Thượng úy Nguyễn Văn Khương,
em nhận ra vẻ đẹp nào ở các chiến sĩ nhà giàn DK1/21?Hãy nêu suy nghĩ của em về các chiến sĩ nhà giàn bằng 1 đoạn văn ngắn ( 5-7 dòng)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.816
0
11
Banana
17/05/2018 12:48:33

Cuộc sống của chiến sĩ nhà giàn chẳng có nhiều không gian như ở Trường Sa hay các đảo chìm khác. Suốt cả mấy chục năm binh nghiệp chỉ quanh quẩn trong mấy chục mét vuông chênh vênh giữa biển trời.

Ở đây người ta gọi nhà giàn là nhà lô, mọi hoạt động, sinh hoạt đều được tính toán, tận dụng chi li từng centimet. Vui nhất là chuyện mấy chiến sĩ mới lần đầu ra nhà giàn, đi lòng vòng nhà để tập thể dục. Do chưa quen với sóng gió, vòng tròn quanh nhà lại hẹp nên chỉ đi được mấy vòng, nhìn xuống thấy sóng biển dập dờn là xây xẩm mặt mày, hốt hoảng tưởng nhà giàn bị đổ.

Cũng có những nhà giàn đã nghiêng hẳn một bên sau những đợt sóng to gió lớn, anh em chiến sĩ đi lại phải nghiêng mình để giữ thăng bằng. Họ thường nói vui rằng những người sống trên nhà giàn đã nghiêng là những “chiến sĩ cánh cụt”. Một chiến sĩ trẻ cười giải thích: “Chúng tôi đi lại trên nhà giàn với hai tay xòe ra, chập chững đi từng bước như chim cánh cụt Bắc cực vậy!”.

"Rau muống, lá lang ở đất liền là thứ rất bình thường, nhưng với anh em chúng tôi đó là quê nhà, là bóng mẹ già, con thơ..."

Dù điều kiện chật chội và khắc nghiệt nhưng hằng ngày các chiến sĩ nhà giàn vẫn phải vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Ở đây ít khi dùng kẻng báo thức vào mỗi sớm mai, vì đã có những cơn gió lạnh lay người khi trời vừa rạng đông. Các loại lịch, phương tiện đếm thời gian đều trở nên không hiệu quả giữa trùng khơi. Họ tính mùa theo hướng gió, đoán tháng theo những cánh thư, tính ngày theo cơn thủy triều...

Chuẩn úy Phan Huy Quỳnh, ở nhà giàn DK1/21, nói: “Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, chỉ có sóng gió và đồng đội làm bạn. Mỗi sáng thức dậy anh em lại lao vào tập luyện, mỗi người một nhiệm vụ để canh giữ biển trời. Tối đến thì mỗi người một giờ thay nhau canh gác, đó là những khoảnh khắc căng thẳng nhất giữa biển đêm. Lúc rảnh rỗi, để khuây khỏa anh em xuống dưới sàn câu cá, mắt dõi về đất liền”.

Những đêm dông bão kéo về, anh em nhà giàn dường như không ngủ. Thượng úy Nguyễn Văn Khương tâm sự: “Nhiều đêm sóng lớn làm rung rinh cả nhà giàn, anh em phải gối áo phao để ngủ. Trên đầu giường ai cũng chuẩn bị 1,5 lít nước ngọt, tỏi, gừng để chống rét, thuốc chống cá mập... phòng khi bất trắc xảy ra. Đã ra đây thì phải chấp nhận đối diện với hiểm nguy, chấp nhận hi sinh để biển đảo quê hương được trường tồn”. Có lẽ vất vả nhất trong số anh em ở nhà giàn là những chiến sĩ thông tin.

Để đảm bảo thông tin từ chỉ huy đến với các nhà giàn, họ phải căng tai suốt cả ngày đêm. Những lúc biển động, sóng điện đài bị nhiễu, truyền được một bản tin là áo ướt đẫm mồ hôi.

Tắm kiểu em bé!

Hơn hai tháng nay chưa hề có một trận mưa ở khu vực nhà giàn Ba Kè. Thấy người đông, chỉ huy trưởng Nguyễn Văn Suốt lo lắng. Cứ mỗi sáng mai anh lại đều đặn đi đo lường lại lượng nước ngọt còn trong két chứa, vì đó là nguồn sống không thể thiếu của anh em nhà giàn. Anh Suốt tâm sự: “Thiếu ăn còn nhịn được vài ngày chứ thiếu nước thì khó sống nổi giữa biển khơi lắm. Không có nước thì rau xanh cũng chẳng có, gạo cũng chẳng thành cơm”.

Cứ mỗi khi trời kéo mây chuyển dông, anh em nhà giàn lại tung quân đi làm vệ sinh trần nhà để hứng nước. Cả ba ngày nay trời đều chuyển dông nhưng nước ngọt vẫn còn quá xa tầm với của nhà giàn DK1/21. Sàn không một giọt mưa, chỉ có những giọt mồ hôi mặn chát và nỗi lo lắng của người lính biển.

Có sống với các chiến sĩ nhà giàn mới hiểu được tầm quan trọng của nước ngọt. Nước ngọt ở đây quý như vàng. Mỗi ngày các chiến sĩ chỉ được cấp đúng 15 lít nước nên anh em đều phải tắm giặt theo một quy trình khép kín kiểu em bé tắm thau. Hai lon nước đầu (mỗi lon 1 lít) dùng để làm ướt người sau khi đã “tắm khô”. Số nước này sau đó được đem đổ vào một thùng lớn dành để tưới rau. Còn nước gội đầu, xà bông cũng được hứng lại trong thau để giặt quần áo.

Sau khi giặt quần áo, nước được dùng để lau sàn nhà hoặc rửa một số vật dụng khác. Nhìn các chiến sĩ to lớn ngồi lọt thỏm trong chậu tắm để tiết kiệm từng giọt nước, chúng tôi mới thấy quý những điều tưởng như bình thường ở đất liền. Nhiều anh em lính nhà giàn cho biết vào mùa nắng phải tiết kiệm nước ngọt triệt để. Sáng đánh răng rửa mặt phải dùng nước vo gạo, tắm rửa có lúc phải múc nước biển để dùng. Những lúc hạn hán kéo dài, nước ngọt chỉ được ưu tiên dùng cho ăn uống và tưới rau là chính.

Để trồng được rau xanh trên nhà giàn là cả một kỳ tích. Ở DK1, các chiến sĩ ngày đêm phải che chắn gió bão, nâng niu từng cọng rau muống, rau mồng tơi, dây lang đất, gốc hành... Cá nhiều vô kể nên anh em thường câu lên băm nhỏ để làm phân bón cây.

Thiếu tá quân y trạm DK1/21 Hoàng Văn Thảnh kể: “Suốt gần mười tháng chủ yếu chỉ ăn cá nên chúng tôi phải luôn giữ gìn vạt rau xanh để có thể cung cấp được khoảng 20gam rau xanh/người/bữa”. Nhưng điều quan trọng hơn: những vạt rau xanh sẽ làm vơi đi nỗi nhớ ruộng vườn, quê nhà giữa sóng biển mênh mông. Trung úy Lê Hữu Toàn, nhân viên rađa ở trạm DK1/21, tâm sự: “Mỗi khi nhớ nhà, nhớ vợ hiền con thơ, chúng tôi thường tìm đến từng chậu rau để xua đi nỗi buồn. Rau muống, lá lang ở đất liền là thứ rất bình thường, nhưng với anh em chúng tôi thì đó là quê nhà, là bóng mẹ già, con thơ, là điệu hát dân ca ầu ơ của chị gái”.

Chúng tôi còn nhớ đêm đầu tiên đến với nhà giàn DK1, sau 21 giờ là cả nhà giàn chìm trong bóng tối. Ngoài tiếng sóng vỗ, gió rít, còn có cả tiếng đàn bập bùng của các chiến sĩ nhà lô. Họ ngồi bên nhau hát vang giai điệu Tổ quốc quen thuộc: Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng... Tất cả họ đều trẻ, rất trẻ!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×