Tuấn nói đúng. Hình thức sử dụng phép đối đáp rất phổ biến trong cao dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Đặc biệt là chủ đề về tình yêu đôi lứa
VD:
*Nghe anh hay chữ em hỏi thử đôi lời
Đố anh có biết con mèo mấy lông?
*Thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời
Chị dâu đi cầu té giếng anh nắm chỗ nào kéo lên?
*Tiếng anh chữ nghĩa đã già
Em đố anh phụ mẫu cất nhà cây cột đực nằm đâu?
*Nghe em hỏi tức anh nói phức cho rồi
Con mèo 18 lông đuôi
12 lông đít, 13 lông đầu
*Thấy em hỏi gắt anh nói phắt cho rồi
Nam theo nam, nữ theo nữ
Anh đứng làm người quân tử đâu dám lại gần chị dâu
Anh lấy thang lần xuống bắt cầu cho chị lên
*Em hỏi anh đây phải trả lời
Cây cột đực nằm trên cây cột cái
Điệu hát huê tình ai hỏi trái như em?
*Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
*Bấy lâu còn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?
*Ngó lên mây bạc trời hồng
Gặp em hỏi thiệt có chồng hay chưa?
*Buông lời hỏi thiệt cô Mười
Cô thời còn nhỏ kiếm người hay không?
Đôi khi cũng là câu hỏi chủ động làm quen của cô gái:
*Gặp anh trước hỏi sau chào
Anh đây đã có nơi nào hay chưa?