LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Từ ''mặt trời'' trong câu thơ thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?

1.Hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Từ '' mặt trời '' trong câu thơ thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không?Vì sao?
2. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Từ ''hoa'' trong ''thềm hoa'' và ''lệ hoa'' được dùng theo nghĩa chuyển hay nghĩa gốc?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao?
3.Vận dụng kiến thức trường từ vựng để phân tích sư độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:
Chúng lập ra nhiều nhà tù hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của chúng ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
4.Tìm 4 ví dụ chứng minh từ ''ngân hàng'' là từ nhiều nghĩa.
5.Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Trong các từ vai,miệng,chân,tay,từ nào được dùng theo nghĩa gốc,từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ,nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
6.Trong những dòng thơ dưới đây,trường hợp nào từ ''mưa'' được Nguyễn Du dùng với nghĩa gốc,trường hợp nào dùng với nghĩa chuyển?Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong cách dùng từ là ở chỗ nào?
a) Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
b) Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa.
c) Hạt mưa sá nghĩ phận hèn.
0 trả lời
Hỏi chi tiết
1.180

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư