Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ nhân vật Rô-bin-xơn, em hãy viết văn bản trình bày về nghi lực sống của con người

5 trả lời
Hỏi chi tiết
6.357
8
13
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/05/2018 21:01:40
Rô-bin-xơn là một chàng trai thích hoạt động, ưa phiêu lưu, say sưa đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to, gió lớn và bao nỗi gian nan, nguy hiểm khác. Rô-bin-xơn xuống tàu ở Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không gặp may mắn, con tàu bị đắm chìm ở Y-ac-mao. Thế nhưng, tai họa ấy không làm chàng nản lòng. Cha mẹ khóc lóc, bạn bò can ngăn vẫn không lay chuyển được quyết tâm của chàng - chàng làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn; lần này rời bến ở Ghi-nê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Chuyến thứ hai gặp cướp biển, Rô-bin-xơn bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê, hai năm sau trốn thoát sang Bra-xin lập trang trại trồng trọt. Chàng vẫn không hề nao núng; vài nằm sau nghe lời các bạn rủ rê, chàng xuống tàu đi Ghi-nê dự định thực hiện một chuyên buôn bán, trao đổi lớn. Nào ngờ, tàu gặp bão lớn, mất phương hướng rồi bị đánh đắm. Các thủy thủ trên tàu đều mạng vong. Ngoại trừ Rô-bin-xơn một mình sống sót trôi giạt vào một đảo hoang không có dấu chân người.
Trong trích đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, nhà văn kể chuyện Rô-bin-xơn ở trên đảo hoang vào khoảng từ năm thứ 9 đến năm thứ 15 (tính từ ngày bị đắm tàu).
Trước tiên, chúng ta thấy Rô-bin-xơn là một chàng trai có ý chí và nghị lực phi thường. Sớm gặp hoàn cảnh bất hạnh nhưng anh không nản chí, tuyệt vọng. Mặc dù sống cô đơn, không bạn bè, không người thân, nhưng anh “không ngồi rỗi, bằng lòng với những thứ mình đã có”. Anh say sưa làm việc đến quên cả mệt mỏi, nhọc nhằn. Anh luôn luôn được hưởng “cái thú hoàn thành một kết quả lao động mà trước kia mình phải bó tay”, nhờ phương pháp và tư tưởng tích cực: “Không còn nghĩ ngợi vẩn vơ”. Tính siêng năng, tháo vát đã giúp anh ngày càng “lành nghề trong nhiều ngành thủ công”. Anh trở thành thợ nặn rất khéo; ngoài bát đĩa, chum vại, bình vò thường dùng để cất trữ mọi thứ lương ăn, anh còn nặn được một cái tẩu hút thuốc, một công trình tuyệt mĩ đối với anh và anh lấy làm thích thú. Anh cũng trở thành một tay đan giỏi. Anh dùng miên liễu - một loại cây nhỏ, cành mềm rủ xuống, đan nhiều đồ dùng như: thúng (để mỗi lần săn bắn được hoặc kiếm được thức ăn thì bỏ vào thúng quẩy về nhà); bồ đựng thóc,... Ngoài ra, anh còn nảy thêm sáng kiến khác: chăn nuôi. Anh cảm thấy cần phải nuôi dê để cải tạo bừa ăn vì nguồn thực phẩm ngày càng cạn kiệt. Anh tâm sự: “Trong khoảng một năm rưỡi, tôi đã có một đàn mười hai con dê vừa lớn vừa nhỏ. Hai năm sau, số dê lên tới bốn mươi ba con và tôi bắt đầu giết thịt để ăn. Tôi làm thêm tất cả năm chuồng nữa nhỏ hơn, mỗi chuồng có nhiều ngăn để lúc cần thì bắt dê cho tiện”. Dường như chưa bằng lòng với năng lực sáng tạo của chính mình, anh ngẫm nghĩ đến chuyện vắt sữa dê - dù anh “nghĩ đến hơi muộn”. Nghĩ là làm; anh bắt tay ngay vào công việc. Có ngày anh vắt được bảy tám chai sữa! Do đó, việc thừa sữa uống là rất bình thường. Nhưng chưa dừng lại ở đây, anh cố công “thử làm bơ và pho mát”. Thất bại là mẹ của thành công. Sau vài lần bị hỏng, anh đã được như ý. Giờ đây, bữa ăn của anh vừa dồi dào nguồn thực phẩm, vừa ngon, vừa có nguồn giá trị dinh dưỡng cao. Thế nên, anh thốt lên bằng niềm tự hào mãnh liệt: “Các bạn thử nghĩ, một mình trên một hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bxa ăn thường ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát, tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn, không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn”.
Mặt khác, chúng ta thấy Rô-bin-xơn là một chàng trai có lòng yêu đời tha thiết. Phải là một con người ham sống mới tồn tại được ở một nơi cách biệt hoàn toàn với thế giới con người như thế. Một thân, một mình giữa nơi hoang đáo, anh vẫn muốn sống đàng hoàng, sống cho ra sống, sống một cách mạnh mẽ, đẹp đẽ, dũng cảm, sáng tạo, vượt lên trên mọi hiểm nguy, thiếu thốn. Như vậy, quan niệm “sống” của anh không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh học mà còn có ý nghĩa sâu xa về mặt triết học (phần nhiều nghiêng về mặt triết học). Ngày lại ngày, anh lạc quan “chu du trong địa hạt của mình giống như một người đi dạo phố ở thời hiện đại”. Dù không có ai nhìn ngắm (ngoại trừ anh) nhưng anh vẫn cứ “diện” theo sở thích của mình. Anh mặc một bộ quần áo bằng da rất kì lạ, kì lạ đến nỗi giá có người nào trông thây “nếu không kinh sợ thì cũng bò ra mà cười!”. Cái áo chẽn bằng da dê, “tà áo chấm ngang đầu gối”. Quần thì ngắn nhưng “rộng thùng thình, may bằng tấm da lông một con dê xồm, lông dê dài lê thê, buông thõng xuống đên gần mắt cá, thành ra quần đùi mà cũng không khác quần dài”. Còn cái mũ cũng được làm bằng da dê “cao lêu đêu trông thật không ra cái hình thù gì”. Đã vậy, thắt lưng cũng làm bằng da lông. Riêng cái tư thế của anh chẳng khác nào một nhân vật trong truyện xưa đang phòng thủ: “Một cái cưa và một cái búa ở hai bên hông. Một sợi dây da vòng qua cổ sang phía tay trái, đeo lủng lẳng hai cái túi hình dáng lạ lùng, một cái túi đựng thuốc súng, một túi đựng đạn ghém. Sau lưng cõng một cái gùi, vai mang súng và trên đầu là cái dù xoè ra, bao che tất cả thân mình”. Bởi trang phục như vậy nên khuôn mặt của anh “rám nắng, đen sạm lại”, râu “đâm ra như cái chổi xể”, trên mép lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kì “vừa dài vừa rậm khác thường”. Rõ ràng, cách trang phục càng “tô đậm thêm nét cổ quái” vào diện mạo của anh - đúng như anh tự nhận xét là lệ bộ kì dị ấy đã khiến con chó người bạn thân của anh tỏ vẻ “kinh ngạc và khiếp sợ. Nó nghi nghi hoặc hoặc, chạy nép vào một góc nhà đứng nhìn ra, có ý dò xem cái con vật quái dị kia là bạn hay là thù”. Ấy vậy mà anh không hề cảm thấy đau khổ, tủi thân. Trái lại, anh kế cho chúng ta nghe bức chân dung tự họa của mình bằng giọng điệu vui tươi, pha lẫn những tiếng cười. Chẳng những thế, anh còn tự nhận mình là một vị “chúa đảo”. Có thể khẳng định rằng, giữa nơi hoang vu, vắng bóng dáng thân thương của con người, chất hoang dã đã nổi dậy lấn chiếm con người, hoang dã hóa con người nhưng chàng trai bất hạnh Rô-bin-xơn đã giành được chiến thắng, chiến thắng một cách vinh quang, vĩ đại, một chiến thắng mà đến 300 năm sau, trên hành tinh này chưa có người thứ hai đạt được.
Tóm lại, Rô-bin-xơn là một chàng trai có ý chí, nghị lực phi thường và lòng yêu đời mãnh liệt, mãnh liệt ngay cả trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Chính những phẩm chất tốt đẹp của chàng đã khơi dậy trong tâm hồn thơ ngây, trong sáng của em một tình yêu, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống hiện tại; một ý chí sắt đá, một nghị lực thép trong học tập và rèn luyện đạo đức để mai này em không chỉ giúp ích được cho bản thân mình mà còn cho xã hội yêu thương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
5
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/05/2018 21:03:20
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"
Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
6
4
Thiện Lê
16/05/2018 21:05:12
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích chương 10 tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô cùa nhà văn Đi-phô người Anh trong thế kỉ XVIII. Tác phẩm lúc đầu mang một cái tên dài Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Phiêu lưu và tự truyện là hai tính chất nổi bật của tác phẩm này. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang cũng như toàn bộ cuốn tiểu thuyết thấm nhuần một vẻ đẹp nhân văn, vừa cảm thông với sự rủi ro, bất hạnh của một con người, vừa ca ngợi sức sống mạnh mẽ, đầy nghị lực và sáng tạo của một thanh niên giữa một thiên nhiên hoang dã, ngoài hoang đảo!
Nhiều năm tháng đã trôi qua, Rô-bin-xơn đã sống một mình giữa hoang vu. Trước mắt vẫn là những chặng đường đầy thử thách. Anh nói: “ Tôi sống yên ổn trên đảo và chịu đựng số phận của mình hơn một năm nữa’’. Ta như đang nghe tiếng anh thầm thì kể lại những nếm trải cay đắng ngọt bùi. Tiếng anh như chìm đi trong sóng gió đại dương đang bủa vây hoang đảo.
Anh đã nói với chúng ta những gì anh đã làm và anh đã sống trong ngót ba thập kỷ. Cô đơn, thú dữ, bệnh tật, thiếu thốn. Không thể chết được! Phải sống và biết cách sống. Vốn là một thanh niên ưa mạo hiểm, thích làm giàu, giờ đây hoàn cảnh khắc nghiệt đã rèn luyện anh trở thành một con người “lành nghề trong nhiều ngành thủ công". Anh làm việc không mệt mỏi để không còn thì giờ “nghĩ ngợi vẩn vơ". Đó cũng là một phương pháp tư tưởng đúng đắn tích cực. Nhờ thế, anh đã trở thành một thợ nặn rất khéo, năn được đủ thứ vật dụng, từ chum vại, bình vò đến bát đĩa. Anh đã trồng được thuốc để hút, giờ đây lại nặn được cái tẩu “tuyệt mĩ” nữa, vì thế anh vô cùng “thích thú”. Anh dùng cây miên liễu để đan lát. Đan thúng để quảy mồi săn được, đựng hoa trái kiếm được. Đan bồ đựng thóc, đan được nhiều đồ dùng khác nữa. Nói lao động là sáng tạo, lao động là phát triển năng khiếu thẩm mĩ của con người, trong trường hợp này đối với Rô-bin-xơn là hoàn toàn đúng.
Ở đời, những kẻ yếu hèn dễ bị khó khăn quật ngã. Với Rô-bin-xơn, anh đã trải qua một vạn ngày cô đơn trên hoang đảo rồi! Tuổi trẻ đã trôi qua. Thể lực và chí khí đã hao mòn. Chặng cuối cùng bao giờ cũng vậy, khó khăn, thử thách như được nhân lên một cách ghê gớm! "Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng - Đường gay cuối chặng lại thêm gay” (Hồ Chí Minh). Đó là quy luật. Rô-bin-xơn cho biết hoàn cảnh mình: “ Thuốc đạn ngày càng khan, thực phẩm cũng vơi dần”. Bước sang năm thứ 11 ở trên đảo, anh đã bắt tay vào việc chăn nuôi, sau khi đã trồng lúa, trồng mạch thành công. Anh đã đánh bẫy dê rừng, làm chuồng và nuôi nấng, thuần dưỡng dê. Chỉ 2 năm sau, anh đã có một đàn dê lên tới 43 con để giết thịt ăn dần. Vừa giàu chí khí, vừa giàu sáng tạo và khéo chân tay, anh đã biết vắt sữa, làm bơ, làm pho mát, thuộc da dê may áo quần, trồng hoa quả. Anh đã nói về đời sống vật chất của mình trên hoang đảo sau những năm dài vật lộn, với tất cả niềm vui ánh lên tự hào:
“ Các bạn thử nghĩ, một mình trên một hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bữa ăn thường ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát; tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn”.
Rô-bin-xơn đã không bị thiên nhiên khuất phục. Trái lại, anh biết dùng trí tuệ, đôi bàn tay và ý chí của mình - của con người - để cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống mình. Việc nuôi dưỡng và thuần dưỡng dê rừng của Rô-bin- xơn là một kỳ công. Sữa tươi, pho mát, bơ, áo da mà anh làm ra là thành quả lao động trong gian khổ và cô đơn. Người đọc gần 300 năm nay trên trái đất vô cùng khâm phục anh - một con người bất hạnh mà vĩ đại.
Phần sau của chương 10 nói về “Một vài nét hình thù ông “chúa đảo" khi đi chu du trong vương quốc của mình". Đây là bức chân dung tự họa rất hóm hỉnh giàu giá trị nhân bản, một điều rất thú vị là trên cái " vương quốc” hoang đảo này, chỉ có một vị “chúa đảo” là Rô-bin-xơn, chỉ có một thần dân, đó cũng là Rô-bin-xơn. Anh đã nói về trang phục, về mày râu của mình. Ta có thể đi theo vị “chúa đảo” mà chiêm ngưỡng. Bộ áo quần bằng da rất kỳ lạ, có thể làm “kinh sợ” hay “bò ra mà cười” ai đó khi lần đầu bắt gặp. Cái mũ bằng da dê “cao lêu đêu”. Một cái áo chẽn cũng cắt bằng da dê “tà áo chấm ngang đầu gối” rất quý tộc; cái quần ngắn may bằng da dê xồm, lông dê dài lê thê, buông thõng đến mắt cá, thành ra quần đùi mà không khác quần dài! Cái thắt lưng cũng bằng da đê để giắt cưa và búa. Hai cái túi bằng da dê “hình dáng lạ lùng" để dựng đạn ghém và đựng thuốc súng, đeo lủng lẳng bằng một dây da vòng qua cổ. Đây là những nét miêu tả rất hiện thực nói lên cuộc sống của con người nơi hoang đảo về mặt trang phục, hình hài đã trở nên “cổ quái”, kỳ dị. Vì thế chàng trai Rô-bin-xơn càng ngày càng '‘ rám nắng, đen sạm lại". Râu thỉnh thoảng được cạo nhưng vẫn “đâm ra tua tủa như chổi xể”. Trên mép là môt cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kỳ “vừa dài vừa rậm khác thường”. Chó vốn là một vật nuôi vô cùng tinh khôn, Rô-bin-xơn có một con chó như một người bạn, một vệ sĩ rất trung thành với chủ, từng chia ngọt sẻ bùi với chủ, mà nay, có lúc nhìn “lệ bộ” da dê, râu ria của Rô-bin-xơn, nó có vè “kinh ngạc khiếp sợ”, nó “nghi nghi hoặc hoặc", sợ hãi, dò xét “cái con quái vật kỳ dị kia là bạn hay là thù’'. Đó là chất hoang dã lấn chiếm, hoang dã hóa con người. Phải có một sức mạnh to lớn lắm mói chế ngự và hạn chế sức mạnh ghê gớm của thiên nhiên nơi hoang đảo.
Nhân vật "tôi” tự kể chuyện mình. Một giọng văn trầm, có lúc thoáng một nét buồn, có lúc hài hước. Một trang đời vất vả, cay đắng cũng có khoảnh khẳc “thịnh soạn” đàng hoàng. Cái rủi ro phải trả giá cả một thời thanh xuân trong cô đơn và gian nan. Rô-bin-xơn hiện lên với tất cả sức mạnh của con người. Anh đã khẳng định và cho mọi người tìm được một bài học: Dám sống và biết cách sống; sống một cách mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Có người đã từng ngợi ca, đoạn văn Rô-bin-xơn ngoài hoang đảo là bài ca lao động sáng tạo hào hùng của con người. Rô-bin-xơn đã phiêu lưu và mạo hiểm. Cái vĩ đại và đáng quý nhất ở anh là anh đã sống đẹp như một con người chân chính.
20
0
Nguyễn Tấn Hiếu
16/05/2018 21:10:28
mấy chú sai hết rồi nói về nghị lực của con người chứ có phải về robinson đâu
Phải có ý chí và nghị lực phi thường. Dù gặp hoàn cảnh bất hạnh nhưng không được nản chí, tuyệt vọng. Mặc dù sống cô đơn, không bạn bè, không người thân, nhưng “không ngồi rỗi, bằng lòng với những thứ mình đã có”. Vẫn phải say sưa làm việc đến quên cả mệt mỏi, nhọc nhằn. Phải luôn luôn được hưởng “cái thú hoàn thành một kết quả lao động mà trước kia mình phải bó tay”, nhờ phương pháp và tư tưởng tích cực: “Không còn nghĩ ngợi vẩn vơ”.
11
1
Quỳnh Anh Đỗ
17/05/2018 12:58:49
Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người.
Trước hết ta cần hiểu "ý chí nghị lực" là gì? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay, không chân Nick Jivucic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai Nguyễn Sơn Lâm... Từ giải thích và những tấm gương tiêu biểu trên, ta thấy ý chí nghj lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống. Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm 2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói "hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn", Nick Jivucic từng nói "Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời", chị Đặng Thùy Trâm từng nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"... tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.
Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở ĐH, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại. Chung Zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn Huyn đai là cả một quá trình "gian nan rèn luyện mới thành công".
Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án.
Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người.Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Họctập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công.
Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo