Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà Trần và cũng chính là người có tài nhìn xa trông rộng, có lí tưởng và được triều đình trọng dụng. Không chỉ là một quan võ, ông còn là người có tâm hồn thi sĩ , đóng góp không ít về kho tàng văn học và những bài thơ mang lại giá trị giáo dục sâu sắc. Thuật hoài là một trong số những bài thơ bày tỏ nỗi lòng và suy nghĩ của nhà thơ về lí tưởng của trai trẻ của những khát khao và lí tưởng, dám dấn thân mình cho đất nước và đấu tranh. Bài thơ đươc sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt,với niêm luật chặt chẽ nhưng chữ nghĩa và thể thơ lại vô cùng hàm súc và dễ hiểu, mang tính khái quát cao. Thuật hoài chính là cách dẫn dắt người khác đi vào câu chuyện của mình, lắng nghe bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình về một vấn đề gì đó. Thông qua bài thơ tác giả đã lột tả vẻ đẹp đầy lẫm liệt của những chiến sĩ, binh lính nhà trần, Tay cầm gươm giáo, khí thế ngút trời chưa một lần chịu quy hàng dưới sức mạnh và khí thế của kẻ thù mạnh số một lúc bấy giờ.
Ngay ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã diễn tả khí thế ngút trời của quân và binh lính nhà trần, dù trải qua vạn kiếp hay bao năm thì vẫn cầm ngang ngọn giáo ung dung, không dễ dàng bị khuất phục bởi sức mạnh và sự đánh chiếm của quân ngoại xâm. Mấy thu ở đây để chỉ những cột mốc thời gian dài, không những thế còn chỉ sự trường tồn kháng chiến, một lòng chiến đấu để bảo vệ từng gang tấc đất của nước nhà. Câu thơ hàm súc lại mang tính biểu tượng cao đã khiến cho người đọc càng thêm bị thuyết phục bởi hình ảnh lẫm liệt của quân đội nhà Trần
Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo , khí thế bừng bừng thông qua cách cầm giáo và vũ khí, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ từng gang tấc của đất nước. không gian mở rộng, hình ảnh những binh lính càng thêm lẫm liệt, hùng dũng. Chủ nghĩa yêu nước lại càng thêm được tô đậm và quật cường khí thế.
Chuyển sang câu thơ thứ hai khí thế của quân dân không bị hao hút mà càng hùng dũng. “ Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. Hình tượng của môt tượng đài về người lính đầy khí chất và quả cảm sẵn sàng xả thân vì nước hiện lên. Chính vì những hình tượng như thế, tác giả không thể kiềm lòng mà bật ra những câu thơ đầy khí thế và bản lĩnh, sắc cạnh
Có thể nói bài thơ Tỏ lòng đúng như tên gọi của nó, bằng những suy nghĩ tâm sự và trải nhiệm của mình, tác giả đã làm nổi bật thêm những vấn vương tơ lòng và mối suy nghĩ vì lí tưởng cao đẹp của nước nhà cũng là một lời dặn dò cho giới trẻ.