Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ nội dung của tác phẩm "Bình Ngô đại cáo", hãy viết đoạn văn bàn về lòng khoan dung của người chiến thắng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
413
1
0
doan man
31/03/2019 10:54:18
1, Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Bình Ngô đại cáo và tư tưởng nhân nghĩa, lòng khoan dung trong tác phẩm
Tội ác của giặc đến "trời đất cũng không thể dung tha". Tội ác ấy "Trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội / Nước Đông Hải chẳng rửa sạch mùi". Thế nhưng, con người Việt Nam - cùng với truyền thống nhân nghĩa, độ lượng và khoan dung của họ - đã không ngần ngại dang rộng đôi tay để cứu vớt kẻ thất thế. Bắt được quân thù, ta không những không giết, mà còn cấp quân lương, thuyền bè đầy đủ, giúp họ trở về đất mẹ một cách an toàn. Nguyễn Trãi viết: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo" - Và đó là một tư tưởng rất tiến bộ, có thể nói là vượt thời đại.
2, Bình luận:
+, Giải thích: Lòng khoan dung: (sự tha thứ, rộng lượng... Là lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người...)
+, Biểu hiện của lòng khoan dung trong cuộc sống
- Là cách ứng xử độ lượng, là biết hi sinh, nhường nhịn đối với người khác...
- Cao hơn, khoan dung là tha thức cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của người khác...
- Trong những trường hợp nhất định, khoan dung đôi khi phải là "sự nghiêm khắc", "thương cho roi cho vọt"...
+, Tại sao lại cần lòng khoan dung trong cuộc sống:
- Trước hết, lòng khoan dung là phẩm chất của một con người, là một tư cách, thái đội ứng xử tốt đẹp và cao thượng...
- Con người không có ai là hoàn hảo, vì thế, cần biết rộng lượng, khoan dung với mọi người....
- Khi tha thứ cho người khác thì sẽ giúp người đó có thể trở nên tốt đẹp hơn, không những thế còn giúp ta thanh thản, cảm thấy mình sống có ích hơn...
+, Liên hệ, mở rộng:
- Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã có từ bao đời nay
- Khoan dung ko có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm sai trái với đạo đức xã hội, với pháp luật...
- Tha thứ cho bản thân cũng là một biếu hiện của lòng khoan dung
- Liên hệ với bản thân và giới trẻ ngày nay...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/03/2019 10:58:06
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người. Từ cách giải thích này ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp. Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×