Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách Mạng Việt Nam từ 1920 - 1930? Hoàn cảnh, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi? Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pa-ri?

1. Nêu những hiểu biết của em thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ 
2. Bằng những sự kiện có chọn lọc hãy làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc, đối với Cách Mạng Việt Nam từ 1920 -> 1930
3. Lẫy dẫn chứng để chứng minh sau Cách mạng tháng 8, Việt Nam vào tình thế 'ngàn cân treo sợi tóc'
4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp? Theo em nguyên nhân nào quyết định cho thắng lợi? Vì sao?
5. Hoàn cảnh, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi
6. So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh Cục Bộ
7. Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pa-ri? Theo em, nội dung nào quan trọng nhất?
Làm ơn giải hết cho em nhé ^ ^ em cảm ơn
26 trả lời
Hỏi chi tiết
4.865
1
0
Ho Thi Thuy
28/04/2017 12:03:18
5/
* Hoàn cảnh : Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ — Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam ; ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện "đạo luật 10/59" công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam...
- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. 
.
* Ý nghĩa:
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam : chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ho Thi Thuy
28/04/2017 12:04:17
6/
Về điểm giống nhau. 
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ. 
+ Đều bị thất bại. 
Khác nhau: 
Về lực lượng tham chiến chính . 
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn. 
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ. 
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước. 
Về địa bàn diễn ra. 
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam. 
+ Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc. 
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương. 
Về thủ đoạn cơ bản. 
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách. 
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định. 
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
Về tính chất ác liệt: 
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri. 
Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
0
0
Ho Thi Thuy
28/04/2017 12:06:04
7/
1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Paris
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24h00 ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì phải rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước, hủy bỏ hết các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu hay can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. 
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

2. Ý nghĩa của Hiệp định Paris
- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta trên cả hai miền đất nước. Buộc Mĩ phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
- Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh sụp ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
0
0
Ho Thi Thuy
28/04/2017 12:07:22
4/
*nguyên nhân thắng lợi
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược giành được thắng lợi cũng là nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được cũng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cùng với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Lào và Campuchia được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước chống kẻ thù chung, có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và câc nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

*Ý nghĩa lịch sử
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ-Latinh.

Tuy vậy, miền Nam nước ta chưa được giải phóng, nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
1
0
Ho Thi Thuy
28/04/2017 12:08:29
3/
Cách mạng tháng Tám thành công và sự thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mạng lại cho dân tộc ta một trang sử mới: độc lập tự do. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng tám, đất nước ta phải đối mặt với muôn ngàn khó khăn thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Chính vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét rằng: sau CMT8, đất nước ta ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Tật vậy, núp dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, các lực lượng đế quốc và tay sai đã lũ lượt kéo vào nước ta. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta. Theo chân chúng là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách về nước âm mưu cướp chính quyền của ta. Đi đến đâu chúng cũng quấy phá chính quyền, cướp bóc, hãm hiếp đồng bào, gây bao tội ác. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, 1 vạn quân Anh, theo sau là 6000 quân Pháp cùng bọn tay sai kéo vào âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

Không những thế, trên đất nước ta lúc này còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Trong lúc chờ đợi, bọn chúng đã theo lệnh quân Anh chống lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng. Có thể nói, chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù đến như vậy. Tất cả bọn chúng đều có chung một dã tâm là tiêu diệt chính quyền cách mạng và thôn tính đất nước ta.

Trong khi ngoại xâm và nội phnr đang lăm le thì tình hình kinh tế xã hội trong nước cũng gặp phải những khó khăn, vô cùng hiểm nghèo. Nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa khắc phục được thì mùa hè năm 1945 vỡ đê gây lũ lụt rồi hạn hán khiến nông dân không thể canh tác được. Nhiều xí nghiệp vẫn nằm trong tay tư bản Pháp, các cơ sở thương nghiệp chưa kịp phục hồi, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt khiến đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

Ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa quản lý được ngân hàng Đông Dương. Trong lúc đó, quân Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá trị làm cho thị trường tài chính nước ta thêm rối loạn.

Về văn hóa, tàn dư của chính sách văn hóa thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề. các tệ nạn xã hội: cờ bạc. rượu chè rất phổ biến và đặc biệt là trên 90% dân số bị mù chữ.

Bên cạnh đó, việc chính quyền cách mạng vừa mới thành lập còn non trẻ chưa có kinh nghiệm trong quản lí, điều hành xây dựng đất nước.

Tất cả những khó khăn kể trên thực sự đã đặt cách mạng nước ta trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Tuy nhiên, thuận lợi vẫn là cơ bản do cách mạng được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, được Đảng và Chủ tịch Hồ chí Minh lãnh đạo, lại có sự cổ vũ to lớn của phong trào cách mạng thế giới.
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2
0
0
0
Ho Thi Thuy
28/04/2017 12:17:24
Câu 1
*Khái quát chung:

VN,Lào,CPC là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương,có nhiều nét tương đồng về lịch sử,văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ XIX.

Năm 1930 Đảng cộng sản Đông Dương ra đời,đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc VN-Lào-CPC trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp,chống Mĩ.

*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Ngày 11/3/1951 liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được thành lập,biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Giữa Việt Nam-Lào:

+8/4-18/5/1953 liên quân chiến đấu Việt –Lào mở chiến dịch ở Thượng Lào,giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa,một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với trên 30 vạn dân.

+Trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 liên quân Việt-Lào mở nhiều chiến dịch tiến công để làm phá sản bước đầu kế hoạch NaVa

. Đầu tháng 12/1953 liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào,tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi,giải phóng 4 vạn km2 và thị xã Thà Khẹt,bao vây uy hiếp Xavannakhet và căn cứ Xê Nô

. Cuối tháng 1/1954 liên quân Lào-Việt tiến công địch ở Thượng Lào,giải phóng lưu vực sông Nậm Hu,toàn tỉnh Phongxali,căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng thêm gần 1 vạn km2.

+Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở Việt Nam(7/5/1954) Pháp buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ(21/7/1954) công nhận độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của 3 dân tộc Việt Nam-Lào-CPC

-Giữa Việt Nam-Lào

Sau khi Pháp thất bại ở chiến trường Đông Dương,Mĩ đã hất cẳng Pháp để chiếm đóng Lào,biến Lào thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy,nhân dân Việt Nam lại sát cánh cùng nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.

+Từ 24-25/4/1970 hội nghị cấp cao 3 nước VN-Lào-CPC họp,biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.

+Từ 12/2-23/3/1971 quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân đội Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn,loại khỏi vòng chiến đấu 22000 tên địch,buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9-Nam Lào,giữ vững hành lang chiến lược của cánh mạng Đông Dương.

+Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam từ 1954-1975,quân dân Lào lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ,buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn(21/2/1973) lập lại hòa bình,thực hiện hòa hợp dân tộc Lào.

+Tháng 5-T12/1975 hòa theo thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân Việt Nam,quân dân Lào đã nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong cả nước,thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào(2/12/1975).

-Giữa Việt Nam-Campuchia

+Từ 30/4-30/6/1970 quân dội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân CPC đã đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn,loại khỏi vòng chiến đấu 17000 tên địch,giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.

+17/4/1975 với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam,thủ đô Phnom Pênh được giải phóng,nhân dân CPC kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+1975-1979 quân tình nguyện Việt Nam giúp CPC lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ,kết thúc 7/1/1979.

Suốt nhiều năm qua.nhiều chuyến viếng thăm cấp cao,nhiều hiệp định về kinh tế,văn hóa được kí kết giữa Việt Nam-Lào,Việt Nam-Campuchia. Mối quan hệ hữu nghị giữa 3 dân tộc ngày càng phát triển khi cả 3 nước đều trở thành thành viên của ASEAN,đều phấn đấu vì lợi ích chung của mỗi nước,vì hòa bình,ổn định phát triển ở khu vực và trên thế giới.
0
0
Trần Thị Huyền Trang
28/04/2017 12:48:06
7 ) Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pa-ri ? Theo em, nội dung nào quan trọng nhất ?

Nội dung :
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
Ý nghĩa :
- Hiệp định Pa-ri về Việt Nam ( được Hội nghị 12 nước họp ngay 2 - 3 - 1973 tại Pa-ri công nhận về mặt pháp lí quốc tế ) là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước. Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

0
0
Trần Thị Huyền Trang
28/04/2017 12:50:02
3. Lẫy dẫn chứng để chứng minh sau Cách mạng tháng 8, Việt Nam vào tình thế 'ngàn cân treo sợi tóc'
Sau khi CMT8 thành công đất nước rơi vào tình trạng khốn khổ do chiến tranh gây ra , ruộng đất bỏ hoang quá nhiều , người nông dân nghèo và không việc làm , bệnh dịch xảy ra nhiều nơi --> Đời sống cơ cực , nhiều người chết do đói và bệnh 
- Mù chữ nhiều hơn 90% dân số ,các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan , rượu chè , cờ bạc , nghiện hút ... tràn lan tiền thì không có để mà trao đổi , kinh tế bị kiệt quệ 
- Giặc xâm lược đang có nguy cơ quay lại xâm lược nước ta lần thứ 2 

=> Chính những điều này đã cho thấy đất nước ta đang rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"
0
0
Trần Thị Huyền Trang
28/04/2017 12:54:40
1. Nêu những hiểu biết của em thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ :
Trong lịch sử, nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia thường bị các thế lực xâm lược từ bên ngoài uy hiếp, cho nên sự đồng cảm giúp đỡ, liên kết giữa ba quốc gia chống ngoại xâm đã có từ rất sớm. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, mối quan hệ đó lại càng thêm sâu sắc, từ tình cảm láng giềng trở thành tình hữu nghị anh em, thành quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa ba nước. Sự liên minh đó hoàn toàn dựa trên cơ sở tự giác, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích sống còn của mỗi quốc gia và mỗi dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, trước những âm mưu và hành động của kẻ thù, nhân dân ba nước Đông Dương cùng nhau đoàn kết chiến đấu giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, hòa bình cho đất nước nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc hình thành trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp tiếp tục được bồi đắp, củng cố và phát triển trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong liên minh chiến đấu đó, Việt Nam luôn tỏ rõ thái độ, trách nhiệm của mình, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết trong sáng, thủy chung, làm hết sức mình cho tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa ba dân tộc và nhân dân ba nước. Suốt trong những năm kháng chiến, Chính phủ và Mặt trận của mỗi nước luôn phối hợp với nhau về chính trị, ngoại giao; lực lượng vũ trang ta và bạn sát cánh chiến đấu bên nhau, tạo ra thế chiến lược tiến công địch trên chiến trường ba nước, đánh bại từng kế hoạch, từng biện pháp chiến lược của địch trên chiến trường Đông Dương. Ngay trong khi Mỹ đang triển khai đưa quân ồ ạt vào miền nam Việt Nam, từ ngày 1 đến 9-3-1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được triệu tập tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) để biểu thị tình đoàn kết chống Mỹ, chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết cực lực lên án Chính phủ Mỹ đã vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, can thiệp vũ trang vào Lào và tiến công khiêu khích Cam-pu-chia; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố tình đoàn kết chiến đấu chân thành và bền vững của các dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Tiếp sau hội nghị quan trọng này, từ ngày 24 đến 25-4-1970, những người đứng đầu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Cộng hòa miền nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đã họp Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương. Hội nghị khẳng định lập trường đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân và dân ba nước Đông Dương và quyết tâm chiến lược của ba dân tộc nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thành công của hội nghị đã tăng thêm sức mạnh đoàn kết chiến đấu và là sự cổ vũ trực tiếp đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới chống Mỹ xâm lược. Trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến, lực lượng vũ trang ta và bạn cũng luôn sát cánh chiến đấu, tạo ra thế chiến lược tiến công địch trên chiến trường ba nước. Trong cuộc chiến đấu này, miền nam Việt Nam được xác định là chiến trường chính, miền bắc vừa là chiến trường, vừa là hậu phương, căn cứ địa của chiến trường miền nam, chiến trường Lào và chiến trường Cam-pu-chia. Vì vậy, trong khi đẩy mạnh hoạt động trên chiến trường miền nam, ở Lào, ta cùng bạn mở các chiến dịch và nhiều mặt trận ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1961, 1964, 1969, 1970, 1972), Nậm Thà (1962), Nậm Bạc (1968), Đường 8, Đường 12, (1963), Đường 9 - Nam Lào (1971)... Ở Cam-pu-chia, ta và bạn đã mở cuộc phản công đánh bại cuộc hành quân của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn năm tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia với 4 triệu dân (Stung Treng, Ra-ta-na-ki-ri, Mu-đun-ki-ri, Kra-chie, Prết Vi-hia). Tiếp đó, lực lượng vũ trang ta và bạn đánh bại các cuộc hành quân lớn của địch như Chen La I, (1970), Toàn thắng (1971), Chen La II (1971). Đặc biệt, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn được xây dựng, củng cố và không ngừng được mở rộng bất chấp sự đánh phá, ngăn chặn quyết liệt của kẻ thù là một biểu hiện sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia. Đó là mạng đường trực tiếp gắn bó các chiến trường ba nước, nối liền hậu phương miền bắc với các hướng chiến lược quan trọng trên ba chiến trường. Nhờ đó, sự chi viện của miền bắc và bạn bè quốc tế cho cách mạng miền nam và cách mạng hai nước Lào, Cam-pu-chia luôn được giữ vững và ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Để bảo vệ và mở rộng tuyến đường, ta và bạn đã tổ chức nhiều đợt chiến đấu giải phóng khu vực phía tây Trường Sơn, bao gồm Mường Phìn, Bản Đông (1960-1961), Đường 12, từ Mụ Giạ đến Đường 9 (1962-1963), Pha Lam - Đồng Hến (1964-1965)... Trong những năm 1970, 1971, 1972, lực lượng vũ trang ta đã phối hợp với lực lượng vũ trang bạn giải phóng A-tô-pô, cao nguyên Bô-lô-ven, Sa-ra-van... Từ những thắng lợi to lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao, đặc biệt là thắng lợi về quân sự trên chiến trường ba nước Đông Dương đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (27-1-1973) rút quân khỏi Việt Nam, ký Hiệp định Viêng Chăn về Lào (28-2-1973), ngừng ném bom Cam-pu-chia (15-8-1973). Sát cánh cùng quân và dân Lào, Cam-pu-chia chiến đấu, Việt Nam còn làm hết sức mình để giúp bạn xây dựng và phát triển thực lực kháng chiến, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của phong trào đấu tranh ở mỗi nước. Ta chẳng những giúp đỡ bạn về cơ sở vật chất và phương tiện chiến đấu, xây dựng và mở rộng vùng giải phóng mà còn giúp bạn phát triển lực lượng vũ trang, đào tạo đội ngũ cán bộ để bạn đủ sức đảm đương trách nhiệm của mình. Đó là sự giúp đỡ chí tình, vô tư, hiệu quả trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả và trong sáng, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "giúp nhân dân bạn là mình tự giúp mình". Đồng thời, tình đoàn kết và sự giúp đỡ, hợp tác của hai nước Lào, Cam-pu-chia đối với sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần to lớn làm thất bại âm mưu và hành động bao vây, cô lập cách mạng Việt Nam của kẻ thù. Cuộc chiến đấu trên chiến trường Lào và chiến trường Cam-pu-chia luôn phối hợp nhịp nhàng với cuộc chiến đấu trên chiến trường miền nam. Sự phối hợp đó đã buộc quân Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho ta đẩy mạnh hoạt động, mở các cuộc tiến công chiến lược giành thắng lợi từng bước trước khi giành thắng lợi hoàn toàn trên chiến trường chính miền nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền nam Việt Nam Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào và cách mạng Cam-pu-chia tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Nắm vững thời cơ chiến lược đó, tháng 5-1975, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã kiên quyết và kịp thời phát động đấu tranh với ba đòn chiến lược (nổi dậy của quần chúng nhân dân, tiến công bằng quân sự, gây áp lực; nổi dậy ly khai của một bộ phận binh sĩ) kết hợp với đấu tranh pháp lý giành quyền làm chủ trong cả nước, đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 2-12-1975. Ở Cam-pu-chia, phối hợp chặt chẽ với chiến thắng của nhân dân Việt Nam, quân và dân Cam-pu-chia mở cuộc tổng công kích, lật đổ chế độ Lon Non, giải phóng Phnôm Pênh ngày 17-4-1975, đưa đến sự ra đời nước Cam-pu-chia dân chủ. Với thắng lợi trong cùng một thời gian tương đối gần nhau, cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước đã kết thúc vẻ vang, mở ra cho cách mạng từng nước bước vào giai đoạn lịch sử mới. Như vậy, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương không ngừng được củng cố, vun đắp vì lợi ích chung của nhân dân ba nước. Điều đó cho thấy, liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia là một tất yếu khách quan, thể hiện quy luật phát triển của cách mạng ba nước, và là nhân tố cơ bản để đánh bại kẻ thù. Liên minh đó được xây dựng trên nguyên tắc luôn luôn tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, đồng thời giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, vì nền độc lập và chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc. Đó thật sự là một mẫu mực về tinh thần đoàn kết, liên minh giữa quân đội và nhân dân ba nước độc lập có chủ quyền, luôn tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, là tài sản quý báu mãi mãi được gìn giữ và tiếp tục phát triển lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước ngày nay.

0
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:14:26
Trong lịch sử, nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia thường bị các thế lực xâm lược từ bên ngoài uy hiếp, cho nên sự đồng cảm giúp đỡ, liên kết giữa ba quốc gia chống ngoại xâm đã có từ rất sớm. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, mối quan hệ đó lại càng thêm sâu sắc, từ tình cảm láng giềng trở thành tình hữu nghị anh em, thành quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa ba nước. Sự liên minh đó hoàn toàn dựa trên cơ sở tự giác, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích sống còn của mỗi quốc gia và mỗi dân tộc.

​Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, trước những âm mưu và hành động của kẻ thù, nhân dân ba nước Đông Dương cùng nhau đoàn kết chiến đấu giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, hòa bình cho đất nước nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc hình thành trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp tiếp tục được bồi đắp, củng cố và phát triển trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong liên minh chiến đấu đó, Việt Nam luôn tỏ rõ thái độ, trách nhiệm của mình, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết trong sáng, thủy chung, làm hết sức mình cho tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa ba dân tộc và nhân dân ba nước. Suốt trong những năm kháng chiến, Chính phủ và Mặt trận của mỗi nước luôn phối hợp với nhau về chính trị, ngoại giao; lực lượng vũ trang ta và bạn sát cánh chiến đấu bên nhau, tạo ra thế chiến lược tiến công địch trên chiến trường ba nước, đánh bại từng kế hoạch, từng biện pháp chiến lược của địch trên chiến trường Đông Dương. Ngay trong khi Mỹ đang triển khai đưa quân ồ ạt vào miền nam Việt Nam, từ ngày 1 đến 9-3-1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được triệu tập tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) để biểu thị tình đoàn kết chống Mỹ, chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết cực lực lên án Chính phủ Mỹ đã vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, can thiệp vũ trang vào Lào và tiến công khiêu khích Cam-pu-chia; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố tình đoàn kết chiến đấu chân thành và bền vững của các dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Tiếp sau hội nghị quan trọng này, từ ngày 24 đến 25-4-1970, những người đứng đầu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Cộng hòa miền nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đã họp Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương. Hội nghị khẳng định lập trường đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân và dân ba nước Đông Dương và quyết tâm chiến lược của ba dân tộc nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thành công của hội nghị đã tăng thêm sức mạnh đoàn kết chiến đấu và là sự cổ vũ trực tiếp đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới chống Mỹ xâm lược. Trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến, lực lượng vũ trang ta và bạn cũng luôn sát cánh chiến đấu, tạo ra thế chiến lược tiến công địch trên chiến trường ba nước. Trong cuộc chiến đấu này, miền nam Việt Nam được xác định là chiến trường chính, miền bắc vừa là chiến trường, vừa là hậu phương, căn cứ địa của chiến trường miền nam, chiến trường Lào và chiến trường Cam-pu-chia. Vì vậy, trong khi đẩy mạnh hoạt động trên chiến trường miền nam, ở Lào, ta cùng bạn mở các chiến dịch và nhiều mặt trận ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1961, 1964, 1969, 1970, 1972), Nậm Thà (1962), Nậm Bạc (1968), Đường 8, Đường 12, (1963), Đường 9 - Nam Lào (1971)... Ở Cam-pu-chia, ta và bạn đã mở cuộc phản công đánh bại cuộc hành quân của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn năm tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia với 4 triệu dân (Stung Treng, Ra-ta-na-ki-ri, Mu-đun-ki-ri, Kra-chie, Prết Vi-hia). Tiếp đó, lực lượng vũ trang ta và bạn đánh bại các cuộc hành quân lớn của địch như Chen La I, (1970), Toàn thắng (1971), Chen La II (1971). Đặc biệt, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn được xây dựng, củng cố và không ngừng được mở rộng bất chấp sự đánh phá, ngăn chặn quyết liệt của kẻ thù là một biểu hiện sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia. Đó là mạng đường trực tiếp gắn bó các chiến trường ba nước, nối liền hậu phương miền bắc với các hướng chiến lược quan trọng trên ba chiến trường. Nhờ đó, sự chi viện của miền bắc và bạn bè quốc tế cho cách mạng miền nam và cách mạng hai nước Lào, Cam-pu-chia luôn được giữ vững và ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Để bảo vệ và mở rộng tuyến đường, ta và bạn đã tổ chức nhiều đợt chiến đấu giải phóng khu vực phía tây Trường Sơn, bao gồm Mường Phìn, Bản Đông (1960-1961), Đường 12, từ Mụ Giạ đến Đường 9 (1962-1963), Pha Lam - Đồng Hến (1964-1965)... Trong những năm 1970, 1971, 1972, lực lượng vũ trang ta đã phối hợp với lực lượng vũ trang bạn giải phóng A-tô-pô, cao nguyên Bô-lô-ven, Sa-ra-van... Từ những thắng lợi to lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao, đặc biệt là thắng lợi về quân sự trên chiến trường ba nước Đông Dương đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (27-1-1973) rút quân khỏi Việt Nam, ký Hiệp định Viêng Chăn về Lào (28-2-1973), ngừng ném bom Cam-pu-chia (15-8-1973). Sát cánh cùng quân và dân Lào, Cam-pu-chia chiến đấu, Việt Nam còn làm hết sức mình để giúp bạn xây dựng và phát triển thực lực kháng chiến, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của phong trào đấu tranh ở mỗi nước. Ta chẳng những giúp đỡ bạn về cơ sở vật chất và phương tiện chiến đấu, xây dựng và mở rộng vùng giải phóng mà còn giúp bạn phát triển lực lượng vũ trang, đào tạo đội ngũ cán bộ để bạn đủ sức đảm đương trách nhiệm của mình. Đó là sự giúp đỡ chí tình, vô tư, hiệu quả trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả và trong sáng, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "giúp nhân dân bạn là mình tự giúp mình". Đồng thời, tình đoàn kết và sự giúp đỡ, hợp tác của hai nước Lào, Cam-pu-chia đối với sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần to lớn làm thất bại âm mưu và hành động bao vây, cô lập cách mạng Việt Nam của kẻ thù. Cuộc chiến đấu trên chiến trường Lào và chiến trường Cam-pu-chia luôn phối hợp nhịp nhàng với cuộc chiến đấu trên chiến trường miền nam. Sự phối hợp đó đã buộc quân Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho ta đẩy mạnh hoạt động, mở các cuộc tiến công chiến lược giành thắng lợi từng bước trước khi giành thắng lợi hoàn toàn trên chiến trường chính miền nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền nam Việt Nam Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào và cách mạng Cam-pu-chia tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Nắm vững thời cơ chiến lược đó, tháng 5-1975, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã kiên quyết và kịp thời phát động đấu tranh với ba đòn chiến lược (nổi dậy của quần chúng nhân dân, tiến công bằng quân sự, gây áp lực; nổi dậy ly khai của một bộ phận binh sĩ) kết hợp với đấu tranh pháp lý giành quyền làm chủ trong cả nước, đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 2-12-1975. Ở Cam-pu-chia, phối hợp chặt chẽ với chiến thắng của nhân dân Việt Nam, quân và dân Cam-pu-chia mở cuộc tổng công kích, lật đổ chế độ Lon Non, giải phóng Phnôm Pênh ngày 17-4-1975, đưa đến sự ra đời nước Cam-pu-chia dân chủ. Với thắng lợi trong cùng một thời gian tương đối gần nhau, cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước đã kết thúc vẻ vang, mở ra cho cách mạng từng nước bước vào giai đoạn lịch sử mới. Như vậy, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương không ngừng được củng cố, vun đắp vì lợi ích chung của nhân dân ba nước. Điều đó cho thấy, liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia là một tất yếu khách quan, thể hiện quy luật phát triển của cách mạng ba nước, và là nhân tố cơ bản để đánh bại kẻ thù. Liên minh đó được xây dựng trên nguyên tắc luôn luôn tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, đồng thời giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, vì nền độc lập và chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc. Đó thật sự là một mẫu mực về tinh thần đoàn kết, liên minh giữa quân đội và nhân dân ba nước độc lập có chủ quyền, luôn tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, là tài sản quý báu mãi mãi được gìn giữ và tiếp tục phát triển lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước ngày nay.
0
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:16:38
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trước năm 1930

Chủ Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân.

Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Từ thưở thiếu thời cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng Người luôn trăn trở cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nỗi lo lắng làm sao để cho nước nhà được độc lâp, nhân dân được sống trong sung sướng tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc luôn canh cánh bên Người.a

Nguyễn Aí Quốc tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó Bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức, chuyến sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868-1900), một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương Nghệ Tĩnh giàu truyền thống đấu tranh cách mạng lại lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nên Người sớm có tinh thần yêu nước. Người rất khâm phục tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng… nhưng lại không tán thành với con đường cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiến bối. Nguyễn Aí Quốc đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn.

Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng chàng thanh niên Nguyễn Aí Quốc lấy tên là Nguyễn Tất Thành đã tạm rời xa gia đình, xa Tổ quốc để bắt đầu cuộc hành trình của mình.
Tuy nhiên khác với những thanh niên cùng trang lứa đều chọn Nhật Bản làm nơi dừng chân thì Nguyễn Aí Quốc lại hướng tầm nhìn của mình về các nước phương Tây, trong đó có Pháp. Sỡ dĩ Người chọn phương Tây làm nơi đến vì Người muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở về giúp đỡ đồng bào mình, hơn nữa Người cũng muốn biết nước Pháp là một tên đế quốc như thế nào mà lại sang xâm lược nước ta và theo người muốn đánh thắng giặc Pháp xâm lược thì cần phải tìm hiểu rõ về chúng, “ biết địch biết ta trăm trận trăm thắng “ chính vì lý do đó mà người đã quyết định sang phương Tây, sang nước Pháp. Người đã làm phụ bếp trên con tàu Latouche Treville của Pháp lênh đênh trên biển cả bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của mình.
Trong những năm đầu hoạt động cách mạng cho đến 1930. Nguyễn Aí Quốc đã có vai trò rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau đây:

Trước hết, khi rời Tổ Quốc. Người đã đi đến rất nhiều nước trên thế giới ở cả Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi nhưng ở đâu Người cũng hòa mình với cuộc sống của những người dân lao động cho nên Người rất thấu hiểu nỗi khổ của họ. Những chuyến đi đó giúp Người rút ra một kết luận rằng: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng đều bị áp bức bóc lột dã man; trên thế giới này con người có nhiều màu da khác nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người: hạng người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột.
Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Tại đây, hoạt động đầu tiên của Người là đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam được sớm hồi hương trở về với gia đình.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6 năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vecsxai ở Pháp, Nguyễn Aí Quốc thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Bản yêu sách gồm 8 điểm như sau:
1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những quyền bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu. Xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8 .Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Những yêu sách nói trên không được chấp nhận, nhưng nó đã có ý nghĩa rất lớn. Đó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Aí Quốc vào bọn trùm đế quốc và nó đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Một bài học lớn đã được rút ra: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”.

Thứ hai, Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam:

Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, bắt đầu từ 1911. Tháng 7 năm 1920. Nguyễn Aí Quốc đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp. Người vui mừng đến phát khóc lên và muốn nói to lên như đang nói trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” . Nguyễn Aí Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Từ đó Nguyễn Aí Quốc hoàn toàn tin vào Lênin, tin vào Quốc tế thứ ba.
Quyết tâm đó của Nguyễn Aí Quốc càng được khẳng định rõ ràng khi tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua vào cuối tháng 12 năm 1920 Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Hành động đó của Nguyễn Aí Quốc là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong hoạt động cũng như tư tưởng chính trị của Người, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản”, nó đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Sau này, chính Người đã thừa nhận: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Thứ Ba, Nguyễn Aí Quốc là người đã tích cực chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cách mạng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam :
Sau khi đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc thông qua việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành người cộng sản, từ 1921 trở đi Nguyễn Aí Quốc vừa hăng say hoạt động cách mạng, vừa học tập nghiên cứu lý luận để bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Trong điều kiện chính sách thống trị của Thực dân Pháp hết sức hà khắc, chúng tìm cách bưng bít mọi tư tưởng cách mạng tiến bộ trên thế giới thêm vào đó trình độ học vấn của nhân dân ta trong giai đoạn này còn thấp. Nguyễn Aí Quốc đã phải suy nghĩ, tìm tòi những hình thức thích hợp để từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam. Người đã vận dụng những nguyên lý cơ bản của học thuyết này thành những vấn đề chính trị, đường lối, đạo đức để truyền bá vào Việt Nam .

* Thời gian ở Pháp:

Từ 1921 Nguyễn Aí Quốc dựa vào sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp đã cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân và thông qua tổ chức này để đem chủ nghĩa Mác – Lênin đến với với các dân tộc thuộc địa. Hội quyết định sáng lập ra tờ báo Le Paria ( Báo Người cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của mình và ra số đầu tiên vào ngày 1/4/1922, tờ báo Người cùng khổ do Nguyễn Aí Quốc chủ biên kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của Chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, đồng thời thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng.
Ngoài việc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ, Nguyễn Aí Quốc còn tích cực tổ chức các buổi diễn thuyết và viết nhiều bài đăng trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, tập san Thư tín quốc tế…và viết cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản 1925). Mặc dù nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán nhưng các sách báo đó vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam đúng vào lúc phong trào cách mạng Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt bước đầu xuất hiện những xu hướng cộng sản. Nhờ đó nhân dân ta, trước hết là những người tiểu tư sản trí thức yêu nước, tiến bộ ngày càng hiểu hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, hiểu được Cách mạng tháng Mười Nga và hướng về chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bên cạnh đó, với tư cách là trưởng tiểu ban Đông Dương của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Aí Quốc cũng đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các nước thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc.

* Thời gian ở Liên Xô:

Tháng 6/1923 Nguyễn Aí Quốc bí mật rời khỏi nước Pháp và sang Liên Xô. Tháng 10/1923 Nguyễn Aí Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ I ở Liên Xô và được bầu vào Ban chấp hành, tiếp đó Người vừa hoạt động vừa nghiên cứu, học tập, làm việc ở trụ sở Quốc tế cộng sản (Bộ phương Đông), viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế và một số sách báo khác…Đặc biệt từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924, Người đã tham dự Đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản. Tại Đại hội này Người đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc vói phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. Bản tham luận của Người đã gây chú ý dư luận tại Đại hội, góp phần đưa cách mạng Việt Nam ngày càng gắn bó chặt chẻ và trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Có thể nói thời gian hoạt động ở Liên Xô là thời gian mà Nguyễn Aí Quốc tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh thêm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, thông qua nghiên cứu thực tiễn và học tập trong các sách báo mác xít. Nội dung tư tưởng chính trị của Người trong những năm 20 bao gồm những điểm chủ yếu như sau:
1. Người chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người’’. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
2. Cách mạng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế. Phải gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân. Người nói: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”.
Người cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít biện chứng với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Ở đây Nguyễn Aí Quốc muốn nhấn mạnh tới vai trò tích cực chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân.
3. Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân lại là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, cần phải xây dựng khối liên minh công nông làm động lực của cách mạng. Đồng thời trên cơ sở liên minh công nông phải thu hút, tập hợp được sự tham gia rộng rải của đông đảo các giai tầng xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh của dân tộc.
4. Cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững, phải đi theo học thuyết Mác – Lênin. Đảng phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì mục đích của đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại.
5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Aí Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng tiến hành đấu tranh cách mạng.

Những quan điểm, tư tưởng cách mạng nói trên của Nguyễn Aí Quốc được thể hiện trong các tác phẩm của Người, cùng với các tài liệu khác đã được bí mật chuyển về trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo ra một xung lực mới, như một cơn gió lạ thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng mới, một chất men kích thích phong trào dân tộc phát triển và nhanh chóng chuyển mình theo xu hướng cách mạng mới của thời đại. Cũng từ đây, nhũng gười yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng về Nguyễn Aí Quốc, một lãnh tụ cách mạng thiên tài đang như ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối đưa toàn thể dân tộc và nhân dân đi tới độc lập, tự do.

*Thời gian ở Trung Quốc:

Sau một thời gian ở Liên Xô để học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới, Nguyễn Aí Quốc đã lên đường về tới Quảng Châu. Vào cuối 1924 Nguyễn Aí Quốc đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây, nhất là nhũng thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã để tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925) với nhóm Cộng sản đoàn làm nòng cốt rồi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, Người sáng lập tuần báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội.

Có thể nói rằng Nguyễn Aí Quốc là người đã nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là cần phải có tổ chức để chuẩn bị cho những bước sắp đến. Tuy nhiên tổ chức này chưa phải là Đảng cộng sản mà trên cơ sở nhóm Cộng sản đoàn bao gồm những thành viên tích cực và trung kiên của Tâm tâm xã đễ thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rông rãi hơn đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Sau khi đưa những thanh niên yêu nước Việt Nam vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Aí Quốc đã trực tiếp mở nhiều khóa huấn luyện chính trị nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán cho cách mạng Việt Nam. Từ 1924 – 1927 đã đào tạo được 75 hội viên. Một số được cử đi học ở trường Đại học Phương Đông (Liên Xô), một số đi học ở các trường quân sự ở Trung Quốc, Liên Xô…,còn phần lớn trở về nước hoạt động. Trong đó Người vừa tổ chức lớp học, vừa biên soạn tài liệu giảng dạy, vừa là giáo viên trực tiếp truyền đạt những nội dung học tập. Các bài giảng của Nguyễn Aí Quốc về sau được tập hợp trong cuốn Đường cách mệnh (1927).
Đây là tài liệu nhằm chuẩn bị cho những người yêu nước Việt Nam những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trong tác phẩm này, Nguyễn Aí Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mở đường cho sự du nhập của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự hình thành chính đảng vô sản ở trong nước.
Từ tác phẩm toát ra một yêu cầu cấp thiết hành động. Ba tư tưởng cơ bản được nêu lên: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đông đảo nên phải động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân vùng dậy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột; cách mạng phải có đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo; cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới. Mục đích của cuốn sách là để nói cho đồng bào ta biết rõ: “Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh – Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc riêng của một hai ngừơi. Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ Ai là bạn ta ? Ai là thù ta ? Cách mệnh thì phải làm thế nào ?

Hoạt động của Nguyễn Aí Quốc đã có tác dụng tích cực đến phong trào cách mạng trong nước. Từ năm 1926 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng nhiều cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng, số lượng hội viên tăng lên nhanh từ 300 người (1928) lên đến 1700 người (1929). Đến đầu 1929 Hội đã có cơ sở hầu khắp cả nước rồi các tổ chức đoàn thể quần chúng của Hội cũng lần lượt ra đời. Đặc biệt phong trào vô sản hóa của Hội từ 1928 trở đi đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Leenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thúc đẩy nhanh tiến trình hình thành Đảng cộng sản ở Việt Nam.
Đến giữa 1929 nhu cầu thành lập tổ chức cộng sản chín muồi, Tân Việt cách mạng đảng có sự phân hóa và chuyển mình theo khuynh hướng cộng sản. Trước yêu cầu bức thiết của cách mạng. Tháng 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, để rồi từ tháng 6 – 9/1929 lần lượt 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau xuất hiện là: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn taọ tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Thứ Tư, Nguyễn Aí Quốc là người có công lao to lớn trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:
Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản vào nữa sau 1929 ở Việt Nam lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhưng vì cả 3 tổ chức đều hoạt động riêng lẻ, công kích lẫn nhau, tranh giành địa bàn lẫn nhau nên đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Vì vậy, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng.
Đúng vào thời điểm khó khăn phức tạp đó, lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng và phong trào cộng sản Việt Nam.

Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản. Nguyễn Aí Quốc có quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng Đông Dương. Người quyết tâm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản Nguyễn Aí Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam diễn ra từ ngày 03 – 07/02/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc)
Hội nghị gồm có 5 đại biểu, hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng (Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh), hai đại biểu của An Nam Cộng sản đảng (Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu) và Nguyễn Aí Quốc đại diện cho Quốc tế cộng sản chủ trì cuộc họp.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, với uy tín của Người và yêu cầu của cách mạng Việt Nam, các đại biểu tham gia hội nghị đã nhất trí tán thành việc hợp nhất Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo.

Sau hội nghị hợp nhất đảng, ngày 24/02/1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam và đã được Ban chấp hành Trung Ương lâm thời đồng ý. Như vậy trên thực tế đến ngày 24/02/1930 thì ba tổ chức cộng sản ở nước ta đã được thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam “ là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Đảng chủ trương tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam…Sự ra đời của Đảng ngày 3/2/1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam trong mấy chục năm qua. Đây là khâu chuẩn bị quan trọng đầu tiên cho một thời kỳ đấu tranh mới trong lịch sử dân tộc.

Như vậy Nguyễn Ái Quốc là người đã đứng ra triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cũng chính Nguyễn Aí Quốc là người đã soạn thảo ra Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị đã vạch ra phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. Đường lối đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những văn kiện đó được xem là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho con đường cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Như vậy, có thể nói rằng công lao của Nguyễn Aí Quốc đối với cách mạng Việt Nam là rất lớn, nhất là giai đoạn trước năm 1930. Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản; tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nhằm chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, đặc biệt chính Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời xác định đúng đắn đường lối cách mạng, thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người khởi thảo. Đó dược xem là cương lĩnh cách mạng đúng đắn của Đảng có tác dụng chỉ đạo xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
0
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:18:09
3/Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc chiến thắng nghiêng về phe đồng minh, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới ra đời trở thành hệ thống vững chắc trên thế giới. Tuy nhiên, chiến tranh cũng đã tàn phá nặng nề kể cả các nước tham chiến và bị chiến, Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trong khi đó Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh và ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh và Mỹ có tư tưởng muốn làm bá chủ thế giới do đó Mỹ đã dùng tiền mua chuộc Pháp, Anh. Đồng thời thực hiện kế hoạch Macsan can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Năm 1949 cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời đã giúp đỡ tận tình Việt Nam. Sau thành công của cách mạng tháng Tám nước Việt Nam Dân Chủ Cộng  Hoà ra đời. Ngay từ khi ra đời, nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn: miền Bắc 20 vạn quân Tưởng lấy cớ là giải giáp quân đội Nhật tiến vào nước ta, phía Nam được sự hậu thuẫn Anh thực dân Pháp âm mưu xâm lược trở lại nước ta, trong khi tình hình đất nước nạn đói, nạn đốt… Trước những khó khăn này có thể nói rằng: “Vận mệnh nước ta như ngàn cân treo sợi tóc”. 

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời chính quyền cách mạng được xây dựng từ trung ương xuống địa phương với mặt trận Việt Minh lấy cơ sở công nông làm cốt và được nhân dân tin yêu  hết sức bảo vệ. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch bằng uy tín và tài năng của mình đã phát huy được tinh thần đoàn kết dân tộc. Tuy  nhiên chúng ta gặp phải khó khăn to lớn hơn nhiều.

Khó khăn:

- Về ngoại giao: Chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta kể cả Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa làm cho chúng ta cô lập với thế giới – không thể tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế.

- Chính quyền non trẻ thiếu kiến thức và trình độ quản lý.

- Lực lượng phản động trong nước và quốc tế ráo riết chống phá cách mạng. Theo quy định của hiệp định Postdam. Cuối tháng 8 đầu tháng 9 từ vĩ tuyến 16:

+ Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng lấy cớ giải giáp quân Nhật tiến vào nước ta theo con đường Móng Cái, Lào Cai, đằng sau Tưởng là đế quốc Mỹ với âm mưu đặt Đông Dương dưới chế độ uỷ trị. Theo sau quân Tưởng là tổ chức Việt gian phản động Việt Quốc, Việt Cách về chống phá cách mạng, Việt Quốc, Việt Cách lập chính quyền ở Móng Cái, Hồng Gai, Lào Cai.

+ Lực lượng quân Tưởng vào Việt Nam thực hiện âm mưu.. lật đổ chính quyền cách mạng thành lập chính quyền tay sai nguy cơ rất lớn đe doạ nền độc lập của nước ta.

- Đầu tháng 9 năm 1945 ở phía Nam có khoảng 1 vạn quân Anh vào rải rác quân đội Nhật đã đồng loã với thực dân Pháp xâm lược nước ta. 23-9-1945 thực dân Pháp được sự giúp đỡ của Anh xâm lược trở lại nước ta.

- Ngoài ra ta còn có 6 vạn quân Nhật đang chờ rải rác sẵn sàng thực hiện theo lệnh của Tưởng và Anh chống phá cách mạng của ta.

- Ở Việt Nam có các lực lượng thân Pháp cũng nổi lên chống phá cách mạng hết sức quyết liệt. Lôi kéo nhân dân chia rẽ dân tộc tôn giáo

* Mặc dù đế quốc mâu thuẫn nhau về quyền lợi nhưng chúng đều thống nhất ở mục tiêu diệt cách mạng Đông Dương bóp chết chính quyền non trẻ ngay trong thời kỳ còn trứng nước.

- Về quân sự: Lực lượng quân đội: chưa có đủ thời gian và điều kiện phát triển lực lượng vũ trang và quân đội chính quy. Sau cách mạng tháng 8 lực lượng quân đội chính quy của ta chỉ có khoảng 5 nghìn người với vũ khí thô sơ.

- Tài chính-kinh tế: Do chính sách cai trị khắc nghiệt của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã để lại hậu quả hết sức nặng nề:

+ Ruộng đất hoang hoá
+ Công thương nghiệp đình đốn
+ Công nhân không có việc làm
+ Hàng hoá khan hiếm
+ Nhân dân ta vừa trải qua nạn đói 1945. Nguy cơ nạn đói mới đe doạ, sản xuất nông nghiệp chưa được phục hồi, năm 1946 lại xảy ra hạn hán đe doạ đời sống nhân dân.
+ Tài chính cạn kiệt, ngân khố chống rỗng, thuế chưa thu được.

* Về văn hoá xã hội: Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp nên sau cách mạng nước ta có hơn 95% dân số mù chữ, đồng thời tàn dư của chế độ cũ hết sức lỗi thời các hủ tục lạc hậu diễn ra phổ biến.

Như vậy: Sau cách mạng tháng 8 đất nước ta, dân tộc ta đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo, ta vừa giành được chính quyền lại đứng trước nguy cơ mất chính quyền vận mệnh dân tộc chẳng khác nào: “Ngàn cân treo sợi tóc” giữ vững chính quyền là điều không tưởng nhưng bằng tài năng sáng suốt Đảng đã lạnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn này.
0
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:20:10
a. đối với dân tộc
– Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta;
– Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
b. đối với thế giới
– Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ở Á, Phi, Mỹ Latinh.

2. Nguyên nhân thắng lợi :
- Quan trọng nhất là có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
– Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất .
– Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
– Việt Nam, Lào và Campuchia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.
– Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
0
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:21:51
a) Nguyên nhân:
​(Chính sách phản động của Mĩ - Diệm đã làm mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt).
- Dưới ách thống trị bạo tàn của mĩ diệm nhân dân miền Nam không nhưng phải sống trong tình cảnh đất nươcs bị chia cắt mà từng ngày từng giờ còn bị chúng áp bức, bocvs lột, tù đầy, chém giết làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chế độ mĩ - diệm ngày càng gay gắt.

​- Từ 1957 Ngô Đình diệm tiến hành chính sách "tố cộng" "Diệt cộng" T5/1959 chúng lại ban hành đạo luật 10 -59 lê máy chém đi khắp miền Nam hành động khủng bố điên cuồng của chúng chỉ chứng tỏ chúng càng suy yếu bị cô lập. Tình hình đó buộc nhân dân miền Nam phải dùng bạo lực để giàng quyền làm chủ. Cùng với đấu tranh chính trị hình thức đấu tranh vũ trang tự vệ trừ gian, diệt ác bắt đầu xuất hiện và ngày càng lan rộng, cơn bão táp cách mạng đang ấp ủ, phong trào cách mạng đang trên đà củng cố cả về thế và lực. Một số nơi quần chúng đã nổi dạy(bắc ái T2/1959) .

- Giữa lúc đó hội nghị BCH TW Đảng lần thứ XI họp 3/1/1959 và xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằn con đường dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu , kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của mĩ diệm. Nghị quyếtt TW XV phản ánh đúng yêu cầu của lịch sưt, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân, là ngọn lửa dấy lên phong trào đồng khởi.

b) Diễn biến: 
- Được nghị quyết TW XV soi sáng phong trào nổi dạy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào đồng khởi. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa ở Bắc ái (T2/1959) Trà Bồng (T8/1959) tiêu biểu nhất là phong trào đồng khởi bến trư (17/1/160( dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến tre nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện mỏ cầy bến tre với gậy gộc, giáo mác, súng ống đủ loại, đồng loạt nổi dậy diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch, tạo thế uy hiếp chúng. Từ 3 xã điểm cuộc nổi dạy lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Trư. QUân khởi nghĩa đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã. ở những nơi đó UBND tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân được thành lập và phát triển. 
- Ruộng đất của bọn địa chủ, cường hào bị tịch thu đem chia cho dân cày nghèo.
- Từ bến tre phong trào đồng khởi như tức nước vỡ bờ lan rộng khắc nam bộ, T. Nguyên và một số nơi ở miền trung bộ.

c) Kết quả: 
- Tính đến cuối 1960 tại các tỉnh nam bộ cách mạng làm chủ 600 trong tổng số 1298 xã, trong đó có 116 xã hoàn toàngp.
ở các tỉnh ven biển trung bộ có 904 trong tổng số 3829 thôn được giải phóng.
ở tây nguyên có tới 32000 thông trong tổng số 5721 thôn được giải phóng.
- Cuộc đồng khởi đã dáng 1 đòn nặng vào chính sách thực dân kiểu mới của mĩ, làm thất bại hoàn toàn chiến tranh đơn phương của chúng, đã tác động mạnh và làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Từ trong khí thế đó ngày 20/12/1960 mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời với chủ trương đoàn kết toàn dân kiên quyết đất tranh chống ĐQ mĩ xâm lược và tay sai Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ rộng rãi ở miền Nam. 
Thực hiện độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất tổ quốc.
- Sau phong trào đồng khởi lực lượng cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng, các đoàn thể cách mạng của nông dân, thanh niên, phụ nữ, các lực lượng vũ trang tập trung lần lượt ra đời.

d) Ý nghĩa.
- Phong trào đồng khởi 1959 - 1960 thắng lợi đã giáng 1 đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của mĩ, làm thất bại hoàn toàn chiến tranh đơn phương của mĩ, diệm và đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam , chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
0
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:22:53
- Điểm giống nhau
Đều là loại hình chiến tranh xâm lược  thực dân mới của Mỹ , nhằm biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ .
- Điểm khác nhau
Chiến tranh đặc biệt 1961-1965:
- Tiến hành bằng quân đội Sài gòn , dưới sự chỉ huy bằng cố vấn Mỹ ; vũ khí ;trang bị kỹ thuật , phương tiện của Mỹ .
- Âm mưu cơ bản “Dùng người Việt đánh người Việt”
- “Ấp chiến lược” là quốc sách.
- Tiến hành chỉ ở miền Nam  VN
- Quy mô tương đối nhỏ hơn
Chiến tranh cục bộ 1965-1968
- Tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ , quân Đồng minh, quân Sai gòn  ,Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng .
- Để rõ bộ mặt  xâm lược trắng trợn
- Tiến hành ở hai miền:  bằng các cuộc hành quân tìm diệt và bình định ở miền Nam , và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc .+
- Qui mô :lớn và ác liệt hơn nhiều.
0
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:23:52
Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày27 tháng 1 năm 1973. Về mặt công khai thì đàm phán có 4 bên và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 08-05-1969 của phái đoàn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ.

Trong quá trình đám phán, Hoa Kỳ gần như phớt lờ ý kiến của đoàn Việt Nam Cộng hòa và tự sắp đặt mọi chuyện trong các cuộc họp kín với Việt Nam Dân chủ Cộng hòatrong khi phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòavà Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lại luôn có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, liên tục thảo luận với nhau trước khi đưa ra quyết sách. Do vậy, sau khi điều khoản Hiệp định được thống nhất giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ thì đoàn Việt Nam Cộng hòa lại từ chối ký vì có những điều khoản bất lợi cho họ. Nhưng Việt Nam Cộng hòa chỉ phản đối được vài ngày, bởi sau đó Hoa Kỳ đã đe dọa và buộc đoàn này phải ký Hiệp định.

Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973, nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này với lý do hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam. Còn ông Kissinger yêu cầu đại sứ Mỹ tại Na Uy thay mặt mình nhận giải. Ông Lê Đức Thọ cũng cho rằng việc nhận giải sẽ là một sự đánh đồng giữa kẻ xâm lược-kẻ gây chiến (Hoa Kỳ) với người bị xâm lược-bên tự tay giành lại hòa bình cho chính mình (nhân dân Việt Nam) và sẽ chỉ nhận giải khi giải đó chỉ được trao cho mình ông do giải Nobel hòa bình phải được trao cho đại diện của bên kiến tạo hòa bình (nhân dân Việt Nam).
0
0
Trần Thị Huyền Trang
28/04/2017 15:27:54
4 ) Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ? Theo em nguyên nhân nào quyết định cho thắng lợi ? Vì sao ?
1. Ý nghĩa lịch sử :
a. đối với dân tộc
– Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta;
– Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
b. đối với thế giới
– Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ở Á, Phi, Mỹ Latinh.

2. Nguyên nhân thắng lợi :
- Quan trọng nhất là có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
– Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất .
– Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
– Việt Nam, Lào và Campuchia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.
– Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
0
0
Trần Thị Huyền Trang
28/04/2017 15:29:42
5. Hoàn cảnh, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi
a, Hoàn cảnh lịch sử
Trong những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm tăng cường khủng bố đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng:đề ra đạo luận 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thẳng tay tàn sát những người yêu nước của ta. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi hỏi cần phải có những biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng thoát khỏi thời kì khó khăn, thử thách.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền Mĩ- Diệm
b, Ý nghĩa:
– Thắng lợi của phong trào đồng khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm
– Đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
0
0
Trần Thị Huyền Trang
28/04/2017 15:31:57
6. So sánh chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh Cục Bộ
- Điểm giống nhau
Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ , nhằm biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ .
- Điểm khác nhau
Chiến tranh đặc biệt 1961-1965:
- Tiến hành bằng quân đội Sài gòn , dưới sự chỉ huy bằng cố vấn Mỹ ; vũ khí ;trang bị kỹ thuật , phương tiện của Mỹ .
- Âm mưu cơ bản “Dùng người Việt đánh người Việt”
- “Ấp chiến lược” là quốc sách.
- Tiến hành chỉ ở miền Nam  VN
- Quy mô tương đối nhỏ hơn+
Chiến tranh cục bộ 1965-1968
- Tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ , quân Đồng minh, quân Sai gòn  ,Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng .
- Để rõ bộ mặt  xâm lược trắng trợn
- Tiến hành ở hai miền:  bằng các cuộc hành quân tìm diệt và bình định ở miền Nam , và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc .
- Qui mô :lớn và ác liệt hơn nhiều .
1
0
NguyễnNhư
06/01 22:55:20

Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt dộng của ASEAN

a) hoàn cảnh:
- sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực
- ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại băng cốc (thái lan)
b, mục tiêu
-  hợp tác phát triển kinh tế văn hoá thông qua nỗ lực chung của các thành viên
- duy trì hoà bình và ổn định khu vực
c, nguyên tắc hoạt đọng
- cùng nhau tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
- không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
- thực hiện sự hợp tác phát triển có kết quả

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo