Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao Anh rời khỏi liên minh Châu Âu? Hiện nay, Anh đã rời khỏi liên minh Châu Âu chưa?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.284
3
0
Deano
12/11/2017 22:03:53

Cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 23/6 với kết quả 52% người Anh ủng hộ phương án chia tay với khối liên minh 28 nước này (hay còn gọi là phương án Brexit), trong khi 48% số người ủng hộ ở lại. Sau cuộc bỏ phiếu, rất nhiều người trẻ ở Anh đã lên mạng than phiền rằng tương lai sinh sống và làm việc ở các quốc gia châu Âu khác của họ đã bị thế hệ bố mẹ, ông bà, chú bác tước đoạt.

Những lời than phiền này phản ánh một thực tế rằng những người trung niên, cao tuổi chiếm tỷ lệ rất lớn trong phe Brexit, trong khi đa số phe ủng hộ Anh ở lại với EU đều là người trẻ, mong muốn cơ hội đi lại, giao lưu, làm việc ở một môi trường rộng lớn hơn.

Một trong những câu hỏi lớn nhất được đặt ra sau cuộc trưng cầu dân ý là tại sao tầng lớp người già ở Anh lại ủng hộ Brexit nhiều hơn các thế hệ trẻ. Một cuộc khảo sát mới đây do tờ Independent thực hiện đã phần nào lý giải hiện tượng này, khi kết quả thăm dò cho thấy ý thức về bản sắc cũng như những trải nghiệm hàng ngày đóng một vai trò rất quan trọng đối với người Anh khi bỏ phiếu.

Bản sắc dân tộc và lợi ích thiết thân

Theo Independent, bản sắc dân tộc là một động lực rất mạnh mẽ trong những cuộc trưng cầu dân ý như thế này, và nó càng thể hiện rõ ràng hơn khi tìm hiểu nguyên nhân người già ở Anh ủng hộ phương án rời khỏi EU.

Nước Anh thống nhất (UK) có tên gọi đầy đủ là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, gồm 4 vùng là England (nước Anh), Wales (xứ Wale), Scotland và Bắc Ireland. Với cách phân chia các vùng như vậy, trong khi người Anh nói chung được gọi là British, thì nhiều người ở các vùng khác nhau thích tự gọi mình là English, Scottish, Welsh… tùy thuộc vào khu vực họ đang sinh sống.

Phần đông những người tự gọi mình là British ủng hộ phương án ở lại với EU, trong khi những người tự gọi mình là English lại cổ vũ nhiệt tình cho phương án Brexit. Điều quan trọng là ít nhất 44% những người trên 65 tuổi ở Anh tự nhận mình là English, trong khi chỉ có 21% số người trẻ dưới 26 tuổi có cách nghĩ tương tự.

Tỷ lệ số người nhận mình là English trong dân số Anh tăng lên theo độ tuổi, và đây là một trong những lý do chính khiến đa số người lớn tuổi ủng hộ Brexit. Trong cuộc khảo sát, 69% số người trên 65 tuổi ủng hộ Brexit, trong khi tỷ lệ này ở người trẻ dưới 26 chỉ là 21%.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi bản sắc vùng miền, việc ủng hộ Brexit giữa người già và người trẻ ở Anh có sự khác biệt lớn bởi những quyền lợi thiết thân mà họ được hưởng hàng ngày. Trong khi người trẻ tận hưởng những cơ hội tự do đi lại, làm việc ở nước ngoài, người già tại Anh dường như đặt sự quan tâm lớn hơn đến những dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe của mình.

"Những nhân viên chăm sóc y tế đó, một nửa trong số họ không nói được tiếng Anh", một cử tri lớn tuổi tên là Joyce tâm sự với phóng viên của Guardian. Những người này tỏ ra bức xúc khi số lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho mình là người nhập cư ngày một nhiều hơn, trong khi chất lượng dịch vụ y tế theo họ là "càng lúc càng giảm sút và quá tải" vì cắt giảm ngân sách.

"Chúng tôi muốn sống lại những ngày xưa ấy, khi chúng tôi là những người có vị thế lấn át. Thế nên khi phe Brexit nói rằng nếu rời khỏi EU, chúng tôi sẽ lấy lại được đất nước và khôi phục chủ quyền của mình, chúng tôi cảm thấy bị thuyết phục", một cử tri cao tuổi tên là Cecil nói.

Có vẻ như phe Brexit đã khai thác triệt để đặc điểm này từ các thế hệ lớn tuổi. Khi nêu lên khẩu hiệu "lấy lại quyền kiểm soát", họ muốn đánh vào tâm lý hoài niệm quá khứ, muốn tự kiểm soát đời sống cá nhân, cũng như những nỗi bức xúc, cay đắng trong các trải nghiệm hàng ngày hiện nay của người già. Viễn cảnh chia tay EU và "giành độc lập" khiến họ có cảm giác sống lại "thời xa xưa ấy", khi họ làm mọi thứ "theo cách của mình", theo bình luận viên Johnny Foreigner.

Trong khi đó, phe vận động cho phương án ở lại EU dường như đã bỏ qua đối tượng quan trọng này. Chiến dịch vận động của họ tập trung vào khía cạnh kinh tế và an ninh mà không để ý tới phúc lợi của người già, khiến tầng lớp này dường như cảm thấy bị xúc phạm.

Luke Reader, chuyên gia về chủ nghĩa quốc tế, cho rằng ẩn sâu dưới những bức xúc về tình trạng nhập cư, phúc lợi xã hội ở Anh chính là nỗi giận dữ của người dân trước tình trạng suy thoái kinh tế dai dẳng và sự yếu kém của chính phủ trong việc huy động nguồn lực tài chính, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của những người cần nhất. Các vấn đề khác như tình trạng nhập cư chỉ là bề nổi của tảng băng chìm này.

Sự thờ ơ của người trẻ

Bình luận viên Lara Prendergast của Spectator cho rằng trong khi đông đảo người già ở Anh ủng hộ Brexit, có tới 75% người trẻ đi bỏ phiếu mong muốn Anh ở lại với EU để tận hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế và đi lại hơn của khối. Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ, những người trẻ ở Anh lại thể hiện thái độ thờ ơ với chính trị nói chung và cuộc trưng cầu dân ý nói riêng, để rồi trao cơ hội quyết định vận mệnh của nước Anh trong EU vào tay người già.

Kết quả thống kê do FT thực hiện cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tăng lên theo độ tuổi. Trong khi số người đi bỏ phiếu ở độ tuổi 18-24 chỉ là 43%, độ tuổi 25-34 là 54%, tỷ lệ này ở người trên 65 tuổi là hơn 78%. Theo Prendergast, nếu như có nhiều người trẻ ở Anh đi bỏ phiếu hơn, kết quả cuộc trưng cầu dân ý có lẽ đã khác, và Anh có thể sẽ không rời khỏi EU.

Bình luận viên này cho rằng người trẻ ở Anh thờ ơ với chính trị vì họ cảm thấy thất vọng với hệ thống dân chủ tạo ra những kết quả mà họ không thích. Thống kê của Google cho thấy số lượng tìm kiếm đối với từ khóa "EU là gì" tăng vọt ở Anh vào đêm sau cuộc trưng cầu dân ý, cho thấy rất nhiều người Anh sử dụng Internet - chủ yếu là người trẻ - không hiểu rõ mình vừa bỏ phiếu vì cái gì.

Những người thực hiện chiến dịch vận động Anh ở lại với EU cũng đa phần là người trẻ, nhằm bảo vệ những lợi ích mà họ được hưởng khi là công dân của một liên minh rộng lớn. Thế nhưng họ không nhận ra rằng mình đang phải đối mặt với những đối thủ lão luyện ủng hộ Brexit, những người đã lên kế hoạch vận động cho chiến dịch này từ nhiều năm trời.

Nỗ lực của họ dường như chỉ phát huy hiệu quả ở những ngày cuối cùng, khi khoảng 2,6 triệu cử tri đổ tới các điểm bầu cử để đăng ký bỏ phiếu từ 15/5 tới hạn chót 9/6, trong đó có rất nhiều người là thanh niên trẻ. Tuy nhiên điều đó không thay đổi một thực tế rằng rất nhiều người trẻ ở Anh không thực sự quan tâm đến cuộc trưng cầu, để rồi sau đó phải hối tiếc khi họ nhiều khả năng sẽ không còn là công dân EU như trước kia nữa.

Sự hối tiếc đó thể hiện một phần ở đơn kiến nghị tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý, với gần 3,5 triệu người ký tên vào lá đơn này. Prendergast cho rằng có vẻ như người trẻ ở Anh đã phần nào "thức tỉnh" khi nhận ra rằng sự thờ ơ với chính trị của họ có thể gây tác động lớn lao tới chính tương lai của mình.

"Một tiến trình dân chủ đã khiến nước Anh quyết định rời khỏi EU. Chưa bao giờ tiến trình dân chủ lại có một biểu hiện đầy đau đớn như vậy, nhưng nếu nó có thể khiến thế hệ trẻ quan tâm tới vấn đề chính trị hơn, đó cũng là điều tốt", Prendergast nhận định.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k