LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao cần có sự thay đổi Hiến pháp? (Gợi ý: Căn cứ vào lịch sử và yêu cầu đổi mới của mỗi thời kì...)

(Lịch sử ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
6.207
6
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
07/05/2017 19:54:21
Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp là một việc làm hết sức bình thường, không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Bởi lẽ, xuất phát từ vị trí của Hiến pháp là văn bản luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất – luật cơ bản của Nhà nước – làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, một chế độ xã hội nên khi thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi, đòi hỏi phải tạo ra một thể chế mới hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản của Hiến pháp hiện hành hoặc nhằm cải cách căn bản, toàn diện đất nước hoặc thay đổi bản chất Hiến pháp cũ để phúc đáp yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước và nhu cầu của đông đảo nhân dân, các nước đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Đến nay, đất nước ta đã có nhiều đổi mới, trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, to lớn và phức tạp, thực tiễn cách mạng trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu cần thiết để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
8
Trinh Le
07/05/2017 19:55:41
Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp là một việc làm hết sức bình thường, không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Bởi lẽ, xuất phát từ vị trí của Hiến pháp là văn bản luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất – luật cơ bản của Nhà nước – làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, một chế độ xã hội nên khi thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi, đòi hỏi phải tạo ra một thể chế mới hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản của Hiến pháp hiện hành hoặc nhằm cải cách căn bản, toàn diện đất nước hoặc thay đổi bản chất Hiến pháp cũ để phúc đáp yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước và nhu cầu của đông đảo nhân dân, các nước đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Đến nay, đất nước ta đã có nhiều đổi mới, trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, to lớn và phức tạp, thực tiễn cách mạng trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu cần thiết để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
7
3
Thuỳ Linh
14/06/2017 22:05:48
Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn, phức tạp và sâu sắc. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết. Sửa đồi Hiến pháp không phải là “bày trò”, đây có thể coi là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để toàn dân đóng góp ý kiến. Hiến pháp sửa đổi lần này tập trung chủ yếu vào vấn đề: Pháp huy hơn nữa quyền làm chủ người dân. Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, căn cứ vào các văn kiện của Đảng và tình hình thực tiễn của đất nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị 7 định hướng lớn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về: chế độ chính trị; chế độ kinh tế; văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; tổ chức bộ máy nhà nước; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. Theo đó, về chế độ chính trị, khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội đã được nhân dân ta, mà đại diện cao nhất là Quốc hội thừa nhận và ghi vào Hiến pháp. Khẳng định nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Về vấn đề này, cần phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và cơ chế dân chủ trực tiếp. Vì sao phải sửa đổi Hiến pháp? Theo ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp- Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, đất nước ta có 4 bản hiến pháp (bản hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và hiến pháp năm 1992). Một đặc điểm rất lớn của lịch sử lập hiến của nước ta là suốt thời gian lập hiến đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, chúng ta đều đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp. Lần này, Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương mới, đã sửa đổi cương lĩnh 1991, sửa đổi một số chính sách lớn, đòi hỏi chúng ta phải thể chế hóa Hiến pháp để thực hiện. Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh chúng ta ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới. Chúng ta bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1986, đến năm 1991 thì có cương lĩnh khẳng định đường lối ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị phù hợp, do đó, Hiến pháp năm 1992 chủ yếu sửa đổi về vấn đề kinh tế, tạo bước chuyển lớn từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, gắn liền với đó là sửa đổi một số vấn đề về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước, chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể sang đề cao trách nhiệm cá nhân. Nhờ sự đổi mới trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh tế mà chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong phát triển đất nước trong 20 năm qua. Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, cho thấy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt, trong đó có cả kinh tế. Đồng thời, chúng ta cũng thấy cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn có nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, chúng ta đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định đẩy mạnh các cuộc cải cách mà tôi vừa nêu ở trên. Đặc biệt trong Cương lĩnh 1991 được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết Đại hội Đảng XI có đề ra chiến lược mới, tức là trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần nay chúng ta sửa đổi Hiến pháp để đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế. Về nguyên nhân thứ ba, lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận thức mới về Hiến pháp, đổi mới về tư duy hiến pháp. Năm 1992, khi chúng ta xây dựng Hiến pháp 1992 thì hệ thống luật còn mỏng, chỉ có 93 luật và pháp lệnh. Trong bối cảnh đó Hiến pháp phải quy định rất nhiều điều mà lẽ ra phải giao cho luật quy định. Hiện nay, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 thì chúng ta có 330 luật, pháp lệnh, tức là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát triển, đủ điều kiện đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng Hiến pháp quy định những vấn đề rất cơ bản, còn lại để cho luật quy định. Phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dự thảo lần này nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan nhà nước khác. Đó là một nội dung rất quan trọng thể hiện xuyên suốt trong dự thảo. Việc danlambao đặt điều, đưa ra những lý do phản động cho rằng Hiến pháp là vì Đảng chứ không phải là vì dân, nhằm gây hoang mang trong quần chúng. Sự thật thế nào thì chính nhân dân là những người hiểu rõ hơn ai hết. Và cũng xin nói tiếp, nếu đã là công dân Việt Nam thì đừng nói những lời mà không suy nghĩ như vây. Đảng ta không bao giờ hèn nhát với giặc, chúng ta đều muốn giải quyết mọi việc trên nền tảng hòa bình, thử hỏi ai muốn chiến tranh xẩy ra. Có lẽ nào các ông được lợi lộc gì khi có chiến tranh mà cứ đi kích động người dân suốt ngày vậy? Lẽ nào các ông là phản động?./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư