Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là người cao tuổi, ăn nhiều chất ngọt, béo phì. Theo thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam chiếm khoảng 5.4% dân số (5 triệu người), xếp hàng đầu thế giới. Nếu tầm soát và điều trị không kịp thời, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy bệnh đái tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
Đặt lịch hẹn khám 01/08/2018 5:59:15 CH
1. Bệnh đái tháo đường là gì? Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được hormone insulin hoặc hàm lượng insulin đủ nhưng không hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu tăng vượt quá mức cho phép. Đến một mức nào đó khi vượt ngưỡng hấp thụ của thận thì lượng đường bên trong máu sẽ tự đào thải thông qua nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường là hiện tượng rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu
Chỉ số đường huyết (nồng độ glucose trong máu) quá cao trong thời gian dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipied.
- Tổn thương các cơ quan bên trong, đặc biệt ở tim, mạch máu, mắt, thận và hệ thần kinh.
2. Đái tháo đường gồm những loại nào? Bệnh tiểu đường có 3 loại chính, gồm:
- Đái tháo đường tuýp 1: Bệnh tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, do cơ thể không thể sản xuất insulin
Đái tháo đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, chiếm khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh. Khi mắc bệnh, cơ thể không thể sản xuất insulin do hệ thống miễn dịch đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy. Không có insulin đồng nghĩa glucose sẽ không được sử dụng khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao.
Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, phần lớn ở trẻ nhỏ hoặc tuổi vị thành niên.
- Đái tháo đường tuýp 2: Là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào hormone insulin, chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90% - 95%) trong tổng số trường hợp mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành nhưng đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Ở giai đoạn khởi phát, tế bào beta ở tụy vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cơ thể bắt đầu xảy ra hiện tượng đề kháng insulin, không chuyển hóa glucose thành năng lượng để nuôi cơ thể. Đái tháo đường túy 2 thường liên quan đến béo phì, ít vận động.
Đái tháo đường tuýp 2 thường liên quan đến béo phì, ít vận động
- Đái tháo đường thai kỳ: Đây là loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, khi lượng glucose trong máu tăng cao nhưng cơ thể không thể đáp ứng đủ insulin để cân bằng.
Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát
Khoảng 5% phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường và đa số bệnh có thể tự hết sau sinh. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi và có khả năng phát triển thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh rất cao. Vì vậy, cần phải theo dõi và tầm soát bệnh để đề phòng các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
3. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh
3.1. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường được chia thành 2 nhóm chính như sau:
Các nguyên nhân gây bệnh không tác động được:
- Tiền sử người thân đã mắc bệnh đái tháo đường.
- Phơi nhiễm với một số virus gây bệnh.
- Mắc các bệnh lý ở tụy ảnh hưởng tới hormone tuyến tụy như sỏi tụy, xơ tụy, u tụy, viêm tụy mạn...
- Mắc phải các bệnh lý nội tiết.
- Hội chứng Cushing.
- Bệnh to đầu chi.
- Tiểu đường do thuốc như corticoid, lợi tiểu thiazide, nhiễm sắt.
Các nguyên nhân gây bệnh có thể tác động được:
- Hệ miễn dịch suy yếu khiến các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta.
- Đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng không tầm soát bệnh.
- Tuổi tác cao.
- Chế độ ăn uống không khoa học.
- Thiếu vitamin D.
- Kích thích tố duy trì thai kỳ khiến các tế bào kháng lại insulin.
- Béo phì.
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn trao đổi glucose.
- Ít vận động.
3.2. Triệu chứng Bệnh đái tháo đường có thể nhận biết qua một vài triệu chứng như:
- Khô miệng, khát, uống nước nhiều.
- Thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm.
- Người uể oải, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
- Sụt cân nhanh.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là sụt cân nhanh, người mệt mỏi
Triệu chứng với đái tháo đường tuýp 1:
- Nhiễm nấm, viêm đường tiết niệu: Lượng đường trong nước tiêu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Chuột rút: xảy ra khi hệ thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh bị đau chân, ngứa ran, tê bì hoặc chuột rút.
- Táo bón: Đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ, giảm nhu động ruột và kéo theo tình trạng táo bón.
- Da bị nhiễm trùng, các vết thương hở, lở loét lâu lành.
- Mắt nhìn mờ: Các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tổn thương do đường huyết tăng. Điều này khiến chất dịch từ lòng mạch như lipoprotein, huyết tương...thấm qua thành mạch và rò rỉ ở võng mạc.
Mờ mắt, giảm thị lực rõ rệt cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh
Triệu chứng đối với đái tháo đường tuýp 2:
- Ăn nhiều nhưng nhanh đói: Cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào khiến các cơ và cơ quan bị mất năng lượng, gây ra cảm giác đói.
- Vết thương, vết loét dễ chảy máu, lâu lành.
- Rối loạn tình dục: rối loạn cương dương,