Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao Triều đình Huế lại vội vàng ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất? Tìm hiểu về tiểu sử của Trương Định? Phong trào Cần Vương bùng nổ như thế nào?

-Vì sao Triều đình Huế lại vội vàng ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?
-Tìm hiểu về tiểu sử của Trương Định
-P/t Cần Vương bùng nổ như thế nào?
-Vì sao Chiếu Cần Vương được đông đảo cá tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
+Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
+Hướng đi của Người có gì mới so với các nhà yêu nước trước đó.
10 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.863
32
8
Bích
28/04/2018 19:07:19

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
4
Bích
28/04/2018 19:13:59
26
15
Cute Mai's
28/04/2018 19:16:53
Vì sao Triều đình Huế lại vội vàng ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?
Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Tìm hiểu về Trương Định
Trương Định sinh năm 1820 tại thôn Tư Cung, phủ Bình Sơn, trấn Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) trong một gia đình quan chức yêu nước.
Năm 1844, cha của ông là Trương Cầm vào tỉnh Gia Định nhận chức Lãnh binh. Ông được đi theo và sau đó kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở Gò Công. Năm 1854, nhờ sự trợ giúp của gia đình bên vợ, ông xuất tiền của, mộ dân lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công) để khai hoang vùng đất này. Vì thế, ông được triều đình phong chức Phó quản cơ.
Năm 1859, quân Pháp hạ thành Gia Định. Với lòng yêu nước nồng nàn, ông đã chỉ huy dân quân đồn điền đánh Pháp ở mặt trận Thuận Kiều và lập được nhiều chiến công, tiêu biểu là trận phục kích tiêu diệt tên đại úy thủy quân lục chiến Barbé tại chùa Khải Tường vào đầu tháng 12 – 1860. Với thành tích đó, ông được triều đình thăng làm Quản cơ.
Cuối tháng 2 – 1861, đại đồn Chí Hòa bị quân Pháp chọc thủng; quân triều đình lui về giữ Biên Hòa; còn ông rút về Gò Công, thành lập căn cứ kháng chiến Tân Hòa, tiếp tục công cuộc kháng chiến chống bọn thực dân xâm lược. Bằng tài thao lược và ý chí quyết tâm đánh giặc cũng như nhận được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, ông đã xây dựng Gò Công thành một trung tâm kháng chiến mạnh nhất ở Nam kỳ hồi bấy giờ, quy tụ hầu hết các phong trào yêu nước của cả khu vực. Cũng trong thời gian này, ông kết hôn với bà Trần Thị Sanh; và người vợ thứ hai này đã có sự đóng góp hậu cần rất quan trọng cho cuộc khởi nghĩa.
Dưới sự chỉ huy của ông, nghĩa quân đã liên tục tấn công quân địch khiến bọn chúng phải rút khỏi Gò Công vào tháng 3-1862. Đến tháng 6-1862, sau khi ký hòa ước nhường đứt cho thực dân Pháp đảo Côn Lôn và ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là Gia Định, Biên Hòa và Định Tường, triều đình nhà Nguyễn phong ông làm Lãnh binh tỉnh An Giang; đồng thời, buộc ông phải giải tán nghĩa quân và chấm dứt cuộc chiến đấu ở Gò Công. Thế nhưng, thuận theo lòng dân, ông đã cưỡng lại lệnh của nhà vua kiên quyết ở lại Gò Công, tự xưng là Bình Tây Đại tướng quân, tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến:
” …Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền,
Theo bụng dân phải chịu Tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại
…”.
Từ căn cứ Gò Công, ông đã chỉ huy nghĩa quân tấn công địch ở khắp mọi nơi và thu được những thắng lợi vang dội; nổi bật là cuộc tổng công kích rất mãnh liệt trong tháng 12 – 1862, với các trận đánh vào đoàn tàu chiến của Pháp trên sông Vàm Cỏ (Trảng Bàng, Tây Ninh), các trận công đồn Rạch Tra, cách Sài Gòn 15 km, đồn Phước Hòa, đồn Rạch Kiến, đồn Bến Lức (Long An), đồn Long Thành (Đồng Nai), trận đánh pháo thuyền Alarme và khu pháo binh ven rạch Gò Công (Tiền Giang).v.v…
Trước tình hình đó, đầu tháng 2 – 1863, thực dân Pháp đã huy động lực lượng hùng hậu tấn công căn cứ Gò Công. Đích thân Đô đốc Bonard – Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Nam kỳ – xuống Gò Công vạch kế hoạch và trực tiếp chỉ huy cuộc đàn áp. Viên đô đốc này còn hứa thưởng 10.000 francs cho kẻ nào giết chết được Trương Định.
Bất chấp nhiều chỉ dụ bãi binh của triều đình, nhân dân miền đông đã dũng cảm chiến đấu dưới ngọn cờ Trương Định. Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt, nghĩa quân Trương Định đã mở đợt tổng tiến công, công kích với hàng loạt trận đánh vang dội trên sông Vàm Cỏ, đồn Rạch Tra, đồn Bến Lức, Gia Thạnh, (Cầu Đen), Gò Đen, Bến Đước, Long Thành, Biên Hòa, Bà Rịa.
Quyết chiến đấu đến cùng, ông đã bình tĩnh và mưu trí chỉ huy nghĩa quân kiên cường đánh trả các cuộc tấn công của địch, gây cho quân Pháp những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, do quân địch đông lại được liên tục bổ sung quân số và vũ khí, nên cuối cùng quân Pháp đã phá được căn cứ của nghĩa quân.
Để tiếp tục cuộc chiến đấu, ông cho rút quân qua Lý Nhơn (nay thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh), lập căn cứ mới. Tại đây, ông chia nghĩa quân thành nhiều toán nhỏ và rải ra hoạt động ở nhiều nơi nhằm cơ động đánh địch, phá kế hoạch phân tán lực lượng để giữ đất của bọn chúng; đồng thời, giải quyết khó khăn về lương thực cho nghĩa quân, và thông qua đó, tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ cuộc kháng chiến cũng như bảo toàn và gầy dựng lại lực lượng nghĩa quân.
Nhận thấy hoạt động của nghĩa quân có chiều hướng ngày càng gia tăng, ngày 25 – 9 – 1863, quân Pháp mở cuộc đột kích vào căn cứ Lý Nhơn. Nghĩa quân phá vòng vây, trở về vùng Gò Công và chọn khu vực “Đám lá tối trời” ở hai làng Tân Phước và Kiểng Phước làm nơi ẩn náu, chờ thời cơ mới.
Bất ngờ, ngày 20 – 8 – 1864, do có chỉ điểm, tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp là Huỳnh Văn Tấn dẫn quân tấn công nơi ở của ông. Sau một trận giáp chiến quyết liệt, ông thoát được ra ngoài, nhưng lại bị địch bắn theo và hy sinh tại trận, thọ 44 tuổi.
Hiện nay, ngoài lăng mộ và đền thờ chính tọa lạc tại thị xã Gò Công, chính quyền và nhân dân ở nhiều nơi, như Gia Thuận, Tân Phước, Tân Tây, Tân Hòa (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), Bửu Hòa, Phước Hòa (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Tịnh Thiện (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi),v.v… còn thiết lập đền thờ và miếu thờ ông.
Ca ngợi công đức của Trương Định như một người anh hùng trung nghĩa, công đầu giữ nước của nhân dân 03 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế và mười hai bài thơ điếu Trương Định, ca ngợi cuộc đời chiến đấu hào hùng và cái chết oanh liệt của ông. Sống làm tướng khiến quân thù bạc vía kinh hồn, thác thành thần phù hộ cho công cuộc kháng chiến diệt giặc, giữ nước của dân tộc mãi ngàn sau:
“Trong Nam tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.
Dấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ
Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Cái ấn Bình Tây đất vội chôn.
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy
8
1
Cute Mai's
28/04/2018 19:17:44
Phong trào Cần Vương bùng nổ như thế nào?
Về phong trào Cần vương :
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
6
1
Cute Mai's
28/04/2018 19:18:32
Sơ Lược tiểu sử người anh hùng Trương Định
Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.
Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Trong quá trình lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Trương Định đã đánh thắng giặc Pháp ở mặt trận Thị Nghè, Cây mai… Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà, được triều đình phong chức Phó lãnh binh. Sau khi đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông cùng nghĩa binh rút về Gò Công xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp. Trương Định đã tổ chức nhiều trận phục kích địch ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho Pháp bị tổn thất lực lượng rất nhiều.
Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường. Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia.
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Vua quan nhà Nguyễn đã sai Phan Thanh Giản đến bắt ông phải giải binh, đồng thời thăng cho ông chức lãnh binh và bắt phải đi nhậm chức ở nơi khác. Vì tôn quân, lúc đầu ông định tuân lệnh, nhưng nhân dân và nghĩa quân giữ ông lại. Họ kéo nhau ra trước ngựa của ông và nhất trí tôn ông làm “Bình Tây đại nguyên soái”.
Tháng 2 năm 1863, địch tổng công kích đại bản doanh Trương Định ở Gò Công. Cuộc chiến đấu đã diễ ra vô cùng ác liệt trong ba ngày liền. Hai phó tướng của ông là Đặng Kim Chung và Lưu Bảo Đường đều tử trận.
Nghĩa quân yếu thế phải rút về Phước Lộc, dựa vào khu rừng Sat (gần biển) để tiếp tục chống giặc. Ở đây, nghĩa quân còn chống cự với Pháp nhiều lần và kéo dài cuộc chiến đấu hơn 2 năm.
Ngày 20/8/1864, tên Việt gian đầu hàng Pháp là Huỳnh Công Tấn (Đội Tấn) bí mật đưa quân địch vào vây bắt ông ở Tân Phước, ông bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát.
Nhân dân, nghĩa quân, sĩ phu tất cả các nơi đều hết sức thương tiếc và coi ông là một vị anh hùng trong sự nghiệp chống Pháp thời kì đầu xâm lược nước ta.
9
10
Cute Mai's
28/04/2018 19:19:24
-Vì sao Triều đình Huế lại vội vàng ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?
Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất
đã mất.
12
0
Linh Nhi
28/04/2018 19:19:30
1,
Kí hiệp ước Nhâm Tuất vì triều đình Huế bấy giờ chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ ko hề nghĩ tới đs nhân dân. Triều đình kí hiệp ước vừa ko phải chống Pháp, vừa để cho yên ổn bên trong, nhằm dồn lục lượng để dẹp yên các cuộc bạo loạn đòi lật đổ triều đình của nhân dân ngoài Bắc. Hiệp ước Nhâm Tuất còn đc xem như Văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.
2, 
​TÓM TẮT TIỂU SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH
Trương Định (hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định), sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi , là con quan Trương Cầm , làm chức Hữu thủy vệ úy, Lãnh binh tỉnh Gia Định.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và lấy vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hòa ( Gò Công). Khi cha chết, Trương Định ở lại quê vợ.
Năm 1854, trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản cơ đồn điền.
Tháng 12 /1859, quân pháp đánh thành Gia Định. Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc, thường đi tiên phong lập nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy Barbe.
Tháng 12/1861, sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Trương Định đưa quân về đồn cũ Tân Hòa và chiêu mộ thêm quân sĩ tiếp tục đánh Pháp.Lúc này quân số của Trương Định đã có hơn 6.000 người, với sự phối hợp của nhiều lãnh tụ khởi nghĩa các vùng xung quanh.
Nghĩa quân Trương Định đã lập nhiều chiến công như trừng trị nhiều tên tay sai giặc Pháp (như bá hộ Huy ở Đông Sơn), Tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hòa.
Tháng 3 /1862, khi quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công, nghĩa quân Trương Định đã tiến công tiêu diệt nhiều tên và chiếm lại Gò Công.
Ngày 05/06/1862,Triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất , giao ba tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định khước từ lệnh triều đình và nhân danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái do nhân dân phong , tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp.
Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập nhiều chiến công như tấn công đồn Rạch Tra, giết chết tên Đại úy Tu-Rút (1862), tập kích thuyền Alarme, tấn công nhiều đồn giặc và bẻ gẫy cuộc tấn công quy mô của giặc Pháp vào Gò Công, giết nhiều giặc ( 01/1863).
Sau khi rút khỏi Tân Hóa, Trương Định tiếp tục lập căn cứ ở Lý Nhơn, lãnh đạo kháng chiến. Tháng 02/1863, Pháp tấn công Lý Nhơn. Trương Định phá vòng vây trở về Gò Công lập căn cứ ở Đám Lá Tối Trời ( ven biển Gò Công).
Ngày 20/08/1864, trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh khí tiết người anh hùng – khi ấy ông tròn 44 tuổi.
Hay tin ông tuẫn tiết, Vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi).
Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất, kiên quyết chống Pháp xâm lược thế kỷ XIX. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trong đó có bài :
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chôn
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.
6
0
Cute Mai's
28/04/2018 19:20:05
Vì sao Chiếu Cần Vương được đông đảo cá tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
Về phong trào Cần vương :
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, nên qua chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện đất nước) đã đứng về phe mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.
3
2
Bích
28/04/2018 19:20:10
Phong trào cần vương bùng nổ
0
1
Như ý
21/08/2020 08:54:01
Triều đình Huế vội vàng ki vào bản hiệp ước vì:
- Triều đình bất lực trong việc đối phó với pháp
- Muốn rảnh tay đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta 
- Ảo tưởng ko qua thương thuyết để dành lại vùng đất bị mất
- Muốn bảo vệ giải cấp , dong họ
- Quan số và nhược điểm của pháp mà chỉ thấy ưu điểm tàu lớn, súng nhiều 
Phòng trào cần Vương bung nổ :
- mau thuan giữa nhân dân với pháp 
- mâu thuan giữa những người trong phái chủ chiến trong triều đình Huế với quân xâm lược 
- sau cuộc phản công quân Pháp ở Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Vua Hàm Nghi chạy ra Tan sở ( quảng trị)
- 13/7/1885 , ông nhận danh vừa hàm nghi xuống chiếu cần Vương
- phòng trào diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối TK XIX
Chiếu Cần Vương được đong đảo nhân dân hưởng ứng vì 
- đây là lời kêu gọi thuyết tha của vị vua trẻ có lòng yêu nước thiết tha , khẳng khái , muốn đánh độc lập cho dân tộc 
- nhân dân cam thu giac 
- phụ hợp với tâm tư nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quang đại của quần chúng nhân dân ta

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×