Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Việc xây dựng đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Hà Nội) và nhiều nơi khác có ý nghĩa như thế nào? Kể tên các công trình xây dựng ở Hải Phòng (đền thờ, trường học, đường phố) gắn liền với tên Hai Bà Trưng

Câu 5: Việc xây dựng đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Hà Nội) và nhiều nơi khác có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6: Kể tên các công trình xây dựng ở Hải Phòng (đền thờ, trường học, đường phố) gắn liền với tên Hai Bà Trưng
3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.988
18
9
Trịnh Quang Đức
14/01/2018 21:21:29
Câu 5: Việc xây dựng đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Hà Nội) và nhiều nơi khác có ý nghĩa như thế nào?
__________________________________________________________________________________
Trả lời:
Việc xây dựng đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Hà Nội) và nhiều nơi khác có ý nghĩa là:
Để ghi nhớ công lao của 2 nữ anh hùng đã anh dũng chống lại kẻ thù và vị vua nữ đầu tiên của nước ta

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
21
9
Bạch Ca
14/01/2018 21:30:33
Kể tên các công trình xây dựng ở Hải Phòng (đền thờ, trường học, đường phố) gắn liền với tên Hai Bà Trưng

Phố Hai Bà Trưng
Từ ngã tư với phố Cầu Đất - Lương Khánh Thiện đến ngã ba với phố Trần Nguyên Hãn, dài 1.345m, rộng 7,5m. Vỉa hè đoạn từ phố Cầu Đất đến phố Cát Cụt dài 633m, rộng 6m; đoạn còn lại dài 565m, rộng 6m, cắt qua phố Mê Linh, Cát Cụt và qua đầu phố Nhà Thương. Hệ thống thoát nước đoạn từ phố Cầu đất đến ngã tư Mê Linh + 175m dài 566m, đặt cống hộp 500 x 600mm, đoạn nốì dài 50m đặt cống F600 mm, đoạn từ ngã tư Mê Linh + 225m đến ngã tư Cát Cụt dài 320m, đặt cống hộp 500 x 600mm, đoạn còn lại dài 350m, đặt cống hộp 500 x 600mm.

Phố Hai Bà Trưng thuộc xã An Biên cũ, trước giải phóng thuộc khu Đường Cát. Lúc mới mở có tên là phố Ođăngđan (Avenue O' d'Endhal). Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là phố Hoàng Văn Thụ. Năm 1954 đổi gọi là đại lộ Hai Bà Trưng. Tuy nhiên ngay từ lúc ra đời cho đến nay nhân dân quen gọi là phố Cát Dài vì đây vốn là con đường chính của làng An Dương xưa.

Phố này được hình thành vảo khoảng cuối thế kỉ XIX. Theo bản đồ thảnh phố in trong cuốn Xứ Bắc Kì đẹp đẽ (Le Tonkin pittoresque - Michel My - Saigon Imp S. Việt, năm 1925) thì phố Cát Dài lúc đó từ phố Cầu Đất đến phố Cát Cụt, sau đó mới được kéo dài như hiện nay. Thời Pháp thuộc đây là phố của những người buôn bán nhỏ và trung bình, ngoài ra còn có một số trí thức và công chức. Phố có nhiều ngõ, sâu.

Phố có nhiều ngõ, trong đó, có các ngõ lớn là : Thanh Quan, Trương Hán Siêu, Trí Tri, Tham Thuật, Đặng Kim Nở, Hàng Gà... Ngõ Tam Thuật trong những năm 1926 - 1930 có Cơ quan giao thông bí mật của Đảng Cộng sản. Trong thời kì Mặt trận Dân chủ 1936 - 1939, nhiều cơ sở hoạt động bán công khai của Đảng dưới hình thức cửa hàng đại lí sách báo đã hình thành ở Hải Phòng, trên phố Cát Dài có trụ sở đại lí sách báo cách mạng đặt ở nhà số 40.
2
4
Tuyen Bui
15/01/2018 21:38:31
Phố Hai Bà Trưng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo