Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chủ nghĩa A-pác-thai là một dạng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, do thiểu số người da trắng ở miền Nam và Tây Nam Phi áp đặt để duy trì ách thống trị của họ đối với đa số người da đen bản địa. Nhưng tại sao không gọi nó đơn giản là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, mà phải gọi là “chủ nghĩa A-pác-thai”? Liệu nó có phải là học thuyết của một ông A-pác-thai nào đó, giống như chủ nghĩa Marx là hệ tư tưởng do Karl Marx khởi xướng? Không, hoàn toàn không phải vậy. Nó không có gốc từ liên quan đến họ tên của bất kỳ một nhân vật nào. Thực chất, đó đơn giản là vấn đề từ vựng trong tiếng Nam Phi, một biến dạng của tiếng Hà Lan. (Người da trắng thống trị ở Nam Phi chủ yếu là dân gốc Hà Lan.) Đây là một ngôn ngữ rất gần với tiếng Anh. Trong thứ tiếng đó, từ mà báo chí ta phiên âm là a-pác-thai được viết là “apartheid”, có phiên âm quốc tế là [ɐˈpɑːrtɦɛit]. Nó được ghép từ chữ “apart”, có nghĩa là phân biệt, cách ly, ở đây ý nói phân biệt da trắng với da đen, kèm theo sự phân biệt đối xử tệ hại (trong tiếng Anh cũng có từ “apart” là trạng từ với nghĩa là tách rời) và đuôi từ “-heid” (tương ứng với “-hood” trong tiếng Anh) có nghĩa là “tình trạng”. Như vậy, “apartheid” hiểu thật đúng phải là “tình trạng phân biệt chủng tộc”. Đó đơn giản là một từ trong tiếng Nam Phi, đồng nghĩa với “racism”. Nó là một khái niệm chung, không liên quan đến học thuyết của một cá nhân nào. Việc dùng từ này thay cho từ racism khi nói đến tệ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chỉ để nhấn mạnh rằng ta đang nói đến tệ nạn đó ở chính Nam Phi chứ không phải nơi nào khác.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |