Đoạn 1
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng. Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời.
Đoạn 2
Sông, hồ, ao, biển... là nguồn nước tự nhiên. Quan trọng nhất là nguồn nước ngọt và nước sạch. Cũng như không khí và ánh sáng, nước để duy trì nuôi dưỡng sự sống trên Trái Đất. Nước để nuôi sống con người, nước đem lại màu xanh cho cây cỏ, nước làm cho ruộng vườn tươi tốt quanh năm. Nước sạch cho miền núi, hải đảo, cho nông thôn và đô thị là một yêu cầu cấp bách hiện nay để cải thiện dân sinh, nhiều nguồn nước quanh ta đang bị ô nhiễm. Do đó, bảo vệ nguồn nước sạch là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đoan 3:
“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).