Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về cuộc sống của người dân chài, tình yêu biển và sự gắn bó với biển khơi

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.858
7
1
Ngoc Hai
06/08/2017 13:40:07
​Người dân miền biển chất phác lắm, họ gắn cuộc sống của mình với biển, quen “ăn sóng nói gió” nhưng lại có tấm lòng chân thật, sống chan hòa, gần gũi với thiên nhiên và con người. Sản phẩm của họ là những khoang cá đầy, những sản vật từ biển giúp họ trang trải cuộc sống gia đình. 

Những ngôi nhà liền kề lúc nào cũng thoảng vị mặn nồng của biển thường vắng bóng những người đàn ông. Bởi lẽ đa phần họ đều đang bôn ba nơi đầu sóng ngọn gió, rẽ sóng vươn khơi với mong muốn thu hoạch những mẻ cá đầy để chi trả những khoản chi phí như tiền dầu, sửa sang ghe thuyền, phân chia cho bạn thuyền và lo cho đàn con đi học, gia đình có thêm ít của để dành phòng khi cần thiết. Những người phụ nữ cũng đảm đang không kém, mỗi sáng họ tụ hội nơi bến thuyền để chia nhau những thúng cá, rổ tôm và tất tả mang ra chợ bán hoặc chuyển những thực phẩm đặc biệt tươi ngon, những con cá lớn còn ánh màu đến những nhà hàng lớn. Những đôi tay nhanh nhẹn, đôi chân thoăn thoắt cùng tiếng cười nói rộn ràng luôn diễn ra mỗi sáng sớm, khi những chiếc thuyền cập bến, những mẻ lưới mới được kéo lên, mở đầu cho một ngày mới đầy năng lượng ở nơi đón ánh bình minh của thành phố.

Đối với những làng nghề khác, người nghệ nhân sử dụng đôi bàn tay khéo léo cùng những kỹ thuật gia công tinh xảo và tỉ mỉ chế tạo nên những sản phẩm hữu dụng cho con người. Cũng phục vụ cuộc sống con người, người dân làng chài sử dụng sự khéo léo để tạo nên những dụng cụ đánh bắt cùng kinh nghiệm đương đầu với sóng gió để thu hoạch những mẻ lưới đầy ắp. Tùy theo thời tiết và ngư trường, người làm nghề này có thể linh động trong cách đánh bắt như giả cào, rê cản, câu mực khơi, lưới vây, lưới kéo, mành chà, rớ giả ruốc. Đa phần thuyền đánh bắt là các loại thuyền nhỏ sử dụng các trang thiết bị đơn giản để đánh bắt các loại cá, từ các loại cá nổi như cá nục, cá cơm, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá chim, cá trích… đến các loại cá ở tầng đáy và gần đáy như cá hố, cá mú, cá phèn, cá trác, cá liệt, tôm sú, tôm chì, mực nang, mực ống. Trước mỗi chuyến đi, chủ thuyền và bạn thuyền chuẩn bị các vật dụng cần thiết để sinh hoạt trong ngày đồng thời không quên cầu nguyện cho một chuyến đi thuận hòa và bội thu. 

Giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống, những người dân làng chài vẫn giữ vững tình làng nghĩa xóm, tương trợ lẫn nhau không chỉ trong những lúc vươn khơi mà cả trong cuộc sống thường ngày. Mỗi ngày, vào mỗi buổi chiều những thanh niên khỏe mạnh, những người đàn ông với nước da rám nắng cùng nhau đưa thuyền xuống bến trong tiếng “dô hò” như thể hiện sức mạnh và tình đoàn kết của con người trước thiên nhiên. Mỗi chuyến đi là niềm tin, niềm hy vọng của con người vào tương lai, chỉ mong sao trời yên biển lặng để đoàn người lại trở về với mẻ cá đầy khoang. Cũng chỉ khi đó, những người mẹ, người vợ mới thở phào nhẹ nhõm sau một đêm lo lắng cho những người đàn ông trong gia đình trước những khó khăn, nhọc nhằn và đôi khi có cả nguy hiểm nơi biển khơi. 

Có tiếp xúc với ngư dân mới thấu hiểu phần nào những gian khó mà họ phải vượt qua. Mấy con người trên một chiếc thuyền trở nên bé nhỏ và chênh vênh vô cùng giữa biển khơi bao la. Gặp con sóng lớn hay mưa gió thất thường, xung quanh không một chỗ bám víu, họ chỉ có thể cùng nhau giữ vững tay lái cùng sự hỗ trợ của những thuyền bạn đưa nhau về nơi trú ngụ an toàn. Hay những lúc bạn thuyền lên cơn đau đột ngột, giữa đêm tối mịt mù, không có thuốc men mà thuyền còn quá xa bờ, họ phải nương tựa lẫn nhau vượt qua hoạn nạn. Và còn rất nhiều khó khăn khác mà chỉ những người đi biển, những người trực tiếp đối mặt mới thấu hiểu được. Bấp bênh, khó khăn là vậy nhưng những ai đã gắn bó với biển sẽ không thể nào rời xa vì đối với họ, biển là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Những lúc mưa bão ập đến, thuyền phải nằm bờ mấy ngày, những ngư dân lúc nào cũng bồn chồn và nhớ da diết những chuyến lênh đênh trên biển, chỉ mong sao sớm có thể tiếp tục những chuyến đi gian nan nhưng thấm đậm nghĩa tình.

Tính tình người dân chài bao đời nay vẫn vậy, họ hiền hòa, chất phác, cần cù chịu khó, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Nếu lần đầu nói chuyện với một ngư dân, nhiều người có thể giật mình với giọng nói sang sảng đậm chất miền Trung của họ. Nhưng có tiếp xúc mới biết, dù “ăn to nói lớn” nhưng họ rất dễ gần và nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau, kể cả những người chỉ mới gặp lần đầu. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Nguyễn Duy Mạnh
06/08/2017 13:52:20
Đã từ bao đời nay chuyện những người ngư dân Việt Nam kiên trì bám biển, bám ngư trường truyền thống đã trở thành một hình ảnh, biểu tượng đẹp trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Những người ngư dân kiên trì bám biển không chỉ để mưu sinh, phát triển kinh tế mà chính họ đang góp phần bảo vệ từng tấc đất, vùng biển thiêng thiêng của Tổ quốc Việt Nam. Trong những ngày mà Biển Đông đang “dậy sóng” khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa Việt Nam, họ huy động các tàu công suất lớn sẵn sàng đâm, va, gây hấn với các tàu thực thi công vụ, tàu cá của Việt Nam thì những người ngư dân với khát vọng vươn khơi, bám biển đã vượt qua hiểm nguy để thu về những khoang cá đầy. Họ liên kết, đồng lòng hướng về Hoàng Sa – ngư trường truyền thống của Việt Nam đánh bắt hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn đó là, trong khi triệu triệu con tim đất Việt đang đồng lòng hướng về biển đảo, sát cánh cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc; những người ngư dân ngày đêm vất vả vượt qua hiểm nguy để bám biển; cả nước chung tay góp sức cùng ngư dân bám ngư trường truyền thống của mình thì có một số người lại lợi dụng vấn đề này để công kích, xuyên tạc, thậm chí là kích động gây mâu thuẫn, hướng lái dư luận theo ý đồ xấu của mình. Với những lập luận quen thuộc và những luận điệu cũ rích, một số người kia cho rằng: Đảng đem ngư dân vào chỗ chết; các quan chức và truyền thông lề đảng đang cùng hợp xướng, tung ra chiến dịch tuyên truyền và tạo dựng hình ảnh ngư dân bám biển, bảo vệ lãnh hải, góp phần bảo vệ tổ quốc. Họ đang ngồi mát ăn bát vàng và đưa dân vào chỗ chết. Đây là một hành động vô trách nhiệm và ác độc của Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Tính mạng của ngư dân, những nạn nhân trực tiếp và lãnh nhiều tai họa nhất trong việc Tàu cộng xâm lược biển Đông, đã được dùng cho chính sách tuyên truyền của tập đoàn bán nước mang mặt nạ yêu nước…

Để đối phó với các hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc cũng như các hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc, các lực lượng chấp pháp, thực thi pháp luật của Việt Nam đang ngày đêm, hàng ngày hàng giờ không quản mọi hiểm nguy kiên trì đấu tranh buộc Trung Quốc ngừng các hoạt động gây hấn và rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Nhìn hình ảnh các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư luôn phải đối mặt với hiểm nguy trước các hành động hung hăng của tàu Trung Quốc vẫn kiên trì bám biển, không lùi bước trước kẻ thù chúng ta đã thấy được ở họ tình yêu và trách nhiệm với quê hương, đất nước. Cùng với những chiến sĩ cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư kia, những người ngư dân Việt Nam vẫn yên tâm bám biển, điều đó không chỉ tăng thêm cho những chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư sức mạnh mà còn góp phần củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này.

Thế mà thật đáng buồn cho những kẻ cơ hội kia, vì những mục đích và động cơ cá nhân của mình chúng có thể buông ra những lời lẽ không thể chấp nhận, đã đành không đóng góp gì cho đất nước, cho dân tộc thì họ cũng đừng làm hại gì cho đất nước, dân tộc mình. Đằng này, vì tham vọng, động cơ cá nhân, vật chất tầm thường họ sẵn sàng đánh đổi cả lương tri, trách nhiệm để đạt được những tham vọng tầm thường đó. Họ muốn kích động, muốn gây ra mâu thuẫn, làm mất đoàn kết nội bộ để có cơ hội đạt được mục đích của mình. Thật đáng xấu hổ và vô liêm sỉ.
0
3
Cacii
06/08/2017 14:00:54
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về cuộc sống của người dân chài, tình yêu biển và sự gắn bó với biển khơi
---------------------------------------------
Người dân miền biển chất phác lắm, họ gắn cuộc sống của mình với biển, quen “ăn sóng nói gió” nhưng lại có tấm lòng chân thật, sống chan hòa, gần gũi với thiên nhiên và con người. Sản phẩm của họ là những khoang cá đầy, những sản vật từ biển giúp họ trang trải cuộc sống gia đình. 

Những ngôi nhà liền kề lúc nào cũng thoảng vị mặn nồng của biển thường vắng bóng những người đàn ông. Bởi lẽ đa phần họ đều đang bôn ba nơi đầu sóng ngọn gió, rẽ sóng vươn khơi với mong muốn thu hoạch những mẻ cá đầy để chi trả những khoản chi phí như tiền dầu, sửa sang ghe thuyền, phân chia cho bạn thuyền và lo cho đàn con đi học, gia đình có thêm ít của để dành phòng khi cần thiết. Những người phụ nữ cũng đảm đang không kém, mỗi sáng họ tụ hội nơi bến thuyền để chia nhau những thúng cá, rổ tôm và tất tả mang ra chợ bán hoặc chuyển những thực phẩm đặc biệt tươi ngon, những con cá lớn còn ánh màu đến những nhà hàng lớn. Những đôi tay nhanh nhẹn, đôi chân thoăn thoắt cùng tiếng cười nói rộn ràng luôn diễn ra mỗi sáng sớm, khi những chiếc thuyền cập bến, những mẻ lưới mới được kéo lên, mở đầu cho một ngày mới đầy năng lượng ở nơi đón ánh bình minh của thành phố.

Đối với những làng nghề khác, người nghệ nhân sử dụng đôi bàn tay khéo léo cùng những kỹ thuật gia công tinh xảo và tỉ mỉ chế tạo nên những sản phẩm hữu dụng cho con người. Cũng phục vụ cuộc sống con người, người dân làng chài sử dụng sự khéo léo để tạo nên những dụng cụ đánh bắt cùng kinh nghiệm đương đầu với sóng gió để thu hoạch những mẻ lưới đầy ắp. Tùy theo thời tiết và ngư trường, người làm nghề này có thể linh động trong cách đánh bắt như giả cào, rê cản, câu mực khơi, lưới vây, lưới kéo, mành chà, rớ giả ruốc. Đa phần thuyền đánh bắt là các loại thuyền nhỏ sử dụng các trang thiết bị đơn giản để đánh bắt các loại cá, từ các loại cá nổi như cá nục, cá cơm, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá chim, cá trích… đến các loại cá ở tầng đáy và gần đáy như cá hố, cá mú, cá phèn, cá trác, cá liệt, tôm sú, tôm chì, mực nang, mực ống. Trước mỗi chuyến đi, chủ thuyền và bạn thuyền chuẩn bị các vật dụng cần thiết để sinh hoạt trong ngày đồng thời không quên cầu nguyện cho một chuyến đi thuận hòa và bội thu. 

Giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống, những người dân làng chài vẫn giữ vững tình làng nghĩa xóm, tương trợ lẫn nhau không chỉ trong những lúc vươn khơi mà cả trong cuộc sống thường ngày. Mỗi ngày, vào mỗi buổi chiều những thanh niên khỏe mạnh, những người đàn ông với nước da rám nắng cùng nhau đưa thuyền xuống bến trong tiếng “dô hò” như thể hiện sức mạnh và tình đoàn kết của con người trước thiên nhiên. Mỗi chuyến đi là niềm tin, niềm hy vọng của con người vào tương lai, chỉ mong sao trời yên biển lặng để đoàn người lại trở về với mẻ cá đầy khoang. Cũng chỉ khi đó, những người mẹ, người vợ mới thở phào nhẹ nhõm sau một đêm lo lắng cho những người đàn ông trong gia đình trước những khó khăn, nhọc nhằn và đôi khi có cả nguy hiểm nơi biển khơi. 

Có tiếp xúc với ngư dân mới thấu hiểu phần nào những gian khó mà họ phải vượt qua. Mấy con người trên một chiếc thuyền trở nên bé nhỏ và chênh vênh vô cùng giữa biển khơi bao la. Gặp con sóng lớn hay mưa gió thất thường, xung quanh không một chỗ bám víu, họ chỉ có thể cùng nhau giữ vững tay lái cùng sự hỗ trợ của những thuyền bạn đưa nhau về nơi trú ngụ an toàn. Hay những lúc bạn thuyền lên cơn đau đột ngột, giữa đêm tối mịt mù, không có thuốc men mà thuyền còn quá xa bờ, họ phải nương tựa lẫn nhau vượt qua hoạn nạn. Và còn rất nhiều khó khăn khác mà chỉ những người đi biển, những người trực tiếp đối mặt mới thấu hiểu được. Bấp bênh, khó khăn là vậy nhưng những ai đã gắn bó với biển sẽ không thể nào rời xa vì đối với họ, biển là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Những lúc mưa bão ập đến, thuyền phải nằm bờ mấy ngày, những ngư dân lúc nào cũng bồn chồn và nhớ da diết những chuyến lênh đênh trên biển, chỉ mong sao sớm có thể tiếp tục những chuyến đi gian nan nhưng thấm đậm nghĩa tình.

Tính tình người dân chài bao đời nay vẫn vậy, họ hiền hòa, chất phác, cần cù chịu khó, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Nếu lần đầu nói chuyện với một ngư dân, nhiều người có thể giật mình với giọng nói sang sảng đậm chất miền Trung của họ. Nhưng có tiếp xúc mới biết, dù “ăn to nói lớn” nhưng họ rất dễ gần và nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau, kể cả những người chỉ mới gặp lần đầu. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k