Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận về cái chết của Lão Hạc trong đó có sử dụng câu ghép? Chỉ rõ câu ghép và nêu mối quan hệ

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.702
1
1
Nguyễn Hữu Huân
17/12/2018 20:05:58
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Vân Cốc
17/12/2018 20:07:12
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù Lão Hạc đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
=> quan hệ : tương phản
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
18/12/2018 08:35:30
Một trong những chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc chính là cái chết của Lão Hạc. Nam Cao đã sử dụng hàng loạt các tính từ động từ mạnh giúp người đọc hình dung một cách chi tiết về cái chết thảm khốc đó: “ Lão đang vật vã ở trên giường đầu tóc rũ rượi quần áo xộc xệch hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo bọp mép sùi ra khắp người chốc chốc lại bị giật giật một cái nảy lên. hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. cái chết thật dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy…”. Vậy tại sao lão Hạc phải chết? Thực ra lão Hạc là người rất muốn sống và ham sống. Lão đã làm mọi cách để có thể tồn tại trên cõi đời này. Nhưng lão phải chọn cái chết bởi đó là giải pháp duy nhất để giữ được bản chất lương thiện của mình. Lão chết để bảo toàn căn nhà bảo toàn mảnh vườn mà bao năm qua hai vợ chồng lão đx vất vả kiếm được. Hơn thế nữa lão không muốn ăn lạm vảo số tiền bòn vườn mà lão đã dành dụm để cho con cưới vợ, lão Hạc cũng không muốn làm phiền đến bà con hàng xóm( câu ghép -> quan hệ đồng thời). Cái chết của lão thể hiện lòng thương con âm thầm nhưng lớn lao lòng tự trọng đáng quý của lão. Cái chết đó là sự giải thoát của lão Hạc là sự tự giải thoát trước cuộc sống ngột ngạt của xã hội phong kiến. Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
1
0
NguyễnNhư
12/07/2023 16:30:14
    Đọc truyện ngắn " Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao, em vô cùng xúc động trước cái chết của lão. Lão hạc là một người nông dân nghèo bất hạnh nhưng có tấm lòng nhân hậu thỷy chung. Sau khi bán chó Vàng gửi mảnh vườn cho con và tiền lo ma chay cho mình để ông giáo giữ, lão hạc đã tìm đến cái chết . Một cái chết vật vã, bi thảm bằng cách ăn bã chó. Lão chọn cái chết vì cuộc sống dồn đẩy lão đến đường cùng, lão không còn kiếm ra tiền để sống. Có lẽ, lão sợ không giữ được mảnh vườn cho con. Ôi! tình thương con của lão Hạc tuy âm thầm nhưng lớn lao cao cả làm sao. Lão chết để giữ vườn cho con lão, lão chết để con lão được sống tốt hơn. Càng thương lão Hạc em càng cảm thấy số phận những người nông dân xưa thật khốn khổ. Em thấy mừng khi ngày nay, những người nông dân được giải phóng. Họ đã vươn lên làm chủ bản thân và giúp ích cho xã hội 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo