LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên

5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.430
0
0
Hoàng Hà Chi
21/05/2019 22:24:47
Câu 1
Câu thơ trên năm trong văn bản "Nói với con" của Y Phương
“Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hoàng Hà Chi
21/05/2019 22:25:49
Câu 2
Thành ngữ :Lên thác xuống ghềnh
"thác", "ghềnh"là những khó khăn, khổi, những giông bảo của cuộc đời, hay nhựng nốt nhạc trầm bổng.:ên thác xuống ghềnh ý nói con người sống trong cuộc sống phải trải qua những thăng trầm biến cố, hệt như khi ta lên thác xuống ghềnh,
0
0
Hoàng Hà Chi
21/05/2019 22:27:02
Câu 3 :
*Mở đoạn: Giới thiệu đoạn thơ, trích tác phẩm “Nói với con” của Y Phương và nêu ý chính mà đề bài yêu cầu.
*Thân đoạn:
Có thể sắp xếp những mạch ý nhỏ sau:
- Cuộc sống của “Người đồng mình” còn nhiều vất vả, nhiều nỗi buồn, song họ luôn mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thể hiện qua cách nói của người miền núi:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
-Sự thủy chung bền bỉ, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Phân tích điệp ngữ “không chê” mang tính khẳng định, hình ảnh mộc mạc mà giàu ý nghĩa khái quát như “đá”, “thung”, “gập ghềnh” “nghèo đói”, chỉ nơi sống và cuộc sống ở đó còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
- “Người đồng mình” có cách sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt. Phân tích hình ảnh so sánh “ Sống như sông, như suối”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ nỗi khó nhọc trong cuộc sống, làm ăn, song “người đồng mình’ không lo cực nhọc” vẫn sống tự tin, thanh thản.
* Người cha nhắc nhở con:
-Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình.
- Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
=> Phân tích qua lời gọi tha thiết “con ơi”, cụm từ “cha vẫn muốn” , điệp ngữ “ không chê”, “sống”… để thấy lời mong mỏi tha thiết con sẽ làm được những điều cha mong muốn.
*Phần kết đoạn:
Bằng giọng thơ thiết tha, trìu mến, cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ với những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, nhà thơ dân tộc Y Phương qua đoạn thơ trên đã giúp ta hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của một dân tộc miền núi, nhắc nhở ta gắn bó với quê hương và có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/05/2019 07:24:11
Câu 3:
Lời cha nói với con nghe thật ngọt ngào thiết tha: "Người đồng mình thương lắm con ơi". "Người đồng mình" là đồng bào quê hương mình, là bà con dân tộc Tày, dân tộc Nùng,... nơi "nước non Cao Bằng", nơi "gạo trắng nước trong". Phải yêu, phải thương "người đồng mình" rất đẹp, rất đáng tự hào. Không bao giờ lùi bước trước mọi thử thách khó khăn. Tâm càng sáng, chí càng cao càng bền, tầm nhìn càng xa càng rộng. Cha nói với con, dạy bảo con về đạo lí làm người. Trong bất cứ thời gian nào, hoàn cảnh nào "cha vẫn muốn", cha vẫn mong con biết ngẩng cao đầu và sống đẹp. Quê hương sau những năm dài chiến tranh còn nhiều khó khăn chưa đẹp, chưa giàu. Đường đến các bản còn ''gập ghềnh", còn nhà sàn vách nứa, thung còn "nghèo đói" thiếu thốn khó khăn. Con nhớ là "không chê... không chê...": Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói. Con phải biết sống mạnh mẽ, kiên cường "như sông như suối". Con phải giàu chí khí và có bản lĩnh, dù phải "lên thác xuống ghềnh" vẫn "không lo cực nhọc". Các điệp ngữ: "không chê... không chê", "sống trên... sống trong... sống như..." đã làm cho vần thơ phong phú âm điệu nhạc điệu, lời cha dặn con vô cùng thiết tha. Cách ví von, cách vận dụng thành ngữ làm cho lời cha dặn vừa cụ thể mộc mạc, vừa hàm nghĩa, sâu lắng, ân tình. Các từ ngữ, hình ảnh: "thô sơ da thịt", "nhỏ bé", "tự đục đá kê cao quê hương" đã thể hiện bản chất, bản lĩnh sống của đồng bào mình, bà con quê hương mình. Ba tiếng "người đồng mình" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần đã hiểu lộ niềm yêu mến tự hào quê hương không thể kể xiết. "Người đồng mình" sống giản dị mộc mạc "thô sơ du thịt", chịu khó chịu khổ, kiên nhẫn trong lao động làm ăn. Chẳng bao giờ "nhỏ bé", chẳng bao giờ sống tầm thường trong cuộc đời và trước thiên hạ. Cha nói với con là nói về đạo lí làm người, cha nhắc con phải biết sống đẹp, sống mạnh mẽ, sống có nhân cách.
0
0
(•‿•)
22/05/2019 11:28:56
3. Với tác giả “Người đồng mình” không chỉ giỏi giang, cần cù mà còn cả ý chí, nghị lực giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, đó là những dòng thơ tiếp theo. Tác giả thương cho những con người miền quê, tình cảm chân thành mà sâu sắc. Nghệ thuật đối lập sử dụng đó là ” cao đo – xa nuôi”, “nỗi buồn – chí lớn”, tác giả nhận biết được những lo lắng trong những con người vì sự khó khăn khi quê hương còn đói nghèo đeo bám nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Những câu thơ thể hiện ý chí mạnh mẽ, quyết tâm của người dân miền núi trong công cuộc đổi mới quê hương. Mặc cho điều kiện sống khó khăn “sống trên đá”, “sống trong thung” nhưng người dân nơi đây vẫn không ngại khó, ngại khổ, sống với cái nghèo nhưng không chê quê hương nghèo khó. Y Phương muốn nói đến sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt của con người nơi đây đồng thời muốn khen ngợi tinh thần, bản lĩnh của những con người quê hương mình. Họ luôn là những con người bằng xương thịt “thô sơ da thịt” thật giản dị, chân thật nhưng không bao giờ nhỏ bé, với quyết tâm đó người đồng mình mong muốn xây dựng quê hương giàu mạnh hơn. Niềm tự hào cùng với sự cần chù, chăm chỉ sẽ giúp họ thành công.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư