A. Lập Dàn Ý
1. Mở bài
- Tục ngữ là lời khuyên dạy của cha ông ta từ xưa
- Trong đó có câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" khuyên ta phải biết bền chí bền lòng thì mới thực hiện được mục đích, nguyện vọng của mình.
2. Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Sắt": Vốn là những vật to lớn, bề ngoài sần sùi, không sáng bóng,đẹp đẽ, lại vô cùng cứng rắn.
+ "Kim": Chỉ những vật vô cùng nhỏ bé, nhẵn nhụi, bề mặt sáng,hữu dụng trong cuộc sống như dùng để may vá quần áo.
+ "Có công mài sắt, có ngày nên kim": Tức là có quyết tâm, kiên nhẫn, miệt mài, ngày qua ngày mài mòn thanh sắt lớn để tạo nên thành quả là chiếc kim bé nhỏ, đẹp đẽ được tôi rèn từ một thanh sắt lớn, xấu xí.
- Nghĩa bóng:
+ "Sắt": Tức là khó khăn, những thử thách trên con đường đạt tới mơ ước và những điều mình mong muốn. Nó cũng là những công việc nhỏ cần thiết để góp phần tạo nên thành quả xứng đáng.
+ "Kim": Tức là thành quả sau một quá trình kiên trì, nhẫn nại thực hiện mọi thử thách và khó khăn. Nó cũng là ý nghĩa của sự luyện tập, của lòng quyết tâm bền bỉ.
+ " Có công mài sắt, có ngày nên kim": Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần có lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện. Có sự kiên trì thì dù là việc gì cũng có thể đạt được thành công như mong muốn.
- Dẫn chứng:
+ Edison sáng tạp ra bóng đèn điện với hơn hai nghìn lần thử nghiệm.
+ Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự cố gắng, kiền trì để tạo nên thành công. Người đã bôn ba gần nửa đời người ở nơi xứ người, mong tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, cũng như quyết tâm sắt đá, Người đã tìm ra phương hướng, ra con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, trở thành một đất nước độc lập.
+ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy giờ đây là một giảng viên đứng trên bục giảng. Nhưng để thực hiện được điều đó, thầy đã phải quyết tâm rèn luyện đôi chân mình để đôi chân có thể thay thế đôi tay học được những con chữ.
- Liên hệ thực tế:
+ Những bạn học sinh biết quyết tâm vươn lên, biết kiên trì học hỏi thường trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi.
+ Mỗi người trong xã hội phải luôn có được sự quyết tâm, kiên trì trong học tập, công việc thì mới đạt được thành quả xứng đáng. Nếu không có được sự bền lòng, vững chí, dễ nản lòng thì làm việc gì cũng khó khăn. Như Bác Hồ đã dạy " Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp bể/ Có chí ắt làm nên".
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Cần làm gì để xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.