Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn bàn về nhiệm vụ học tập của người học sinh

Giúp mình với nha \(^o^)/
4 trả lời
Hỏi chi tiết
5.987
4
6
Trần Thị Huyền Trang
27/04/2019 19:55:15
Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.
Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.
Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.
Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.
Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...
Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.
Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.
Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
2
hrbfhdj
27/04/2019 20:01:53
Xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng đi lên, đất nước ngày càng đổi mới vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho thế hệ trẻ ngày càng to lớn bởi thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Mà thanh niên ấy chính là những học sinh của hiện tại. Học sinh có nhiệm vụ to lớn trong học tập rèn luyện hôm nay và cống hiến ngày mai.
Đối với học sinh, việc học tập rèn luyện ngày hôm nay vô cùng quan trọng. Không phải đó là vì học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì bắt buộc phải học tập mà việc học tập rèn luyện chính là căn cốt để hình thành nên nhân cách và phẩm chất của một con người. Rèn luyện ở đây đầu tiên chính là rèn luyện về mặt đạo đức, nhân cách. Ngay từ khi còn là học sinh phải hiểu được tầm quan trọng của chữ “đức” và sống có nhân cách tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ như giúp đỡ người khác, trung thực, chân thành,… Thứ hai đó là rèn luyện về sức khỏe, con người đầu tiên phải có sức khỏe mới có thể làm được những việc khác. Khi trí lớn mà sức khỏe không đủ thì cũng đành bất lực nên nhất định phải có sức khỏe mới có thể làm bất cứ việc gì. Rèn luyện thứ ba cũng vô cùng quan trọng đó là rèn luyện về mặt tri thức. Tri thức là một điều vô cùng quan trọng đối với con người bởi làm bất cứ điều gì ta cũng cần có tri thức. Học sinh được đến trường mỗi ngày cũng là vì muốn có tri thức để có thể cống hiến cho xã hội. Không thể không có tri thức, con người nếu thiếu đi tri thức thì làm bất kì điều gì cũng khó khăn.
Tất cả những rèn luyện kể trên đều hướng đến mục đích cống hiến cho tổ quốc vào ngày mai. Học sinh chính là thế hệ thanh niên tương lai, là chủ nhân tương lai của đất nước, những người đi trước đã cống hiến hết mình cho tổ quốc để chúng ta có được một cuộc sống xung túc đầy đủ trong một quốc gia như ngày hôm nay, chúng ta cần hiểu, ghi nhớ và báo đáp lại công lao to lớn ấy. Báo đáp to lớn nhất mà ta có thể làm được đó là tạo ra những giá trị tốt đẹp cho thế hệ đời sau giống như cách mà thế hệ trước đã làm. Hơn nữa, đất nước chúng ta đang không ngừng cố gắng vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Là một công dân chân chính của tổ quốc mình, chúng ta không thể đứng ngoài lề của sự cố gắng ấy mà phải cống hiến hết mình cho xã hội mà muốn cống hiến thì cần có sức khỏe, nhân cách và cả tài năng. Cống hiến cho đất nước thực ra không phải điều gì quá xa vời mà đơn giản chỉ là sống là người có ích cho xã hội, cho đất nước, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cao hơn nữa đó là trở thành những người tiên phong trong những công tác cống hiến sức mình trên các lĩnh vực: văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế,… để mong muốn đất nước ngày càng phát triển đi lên, xã hội ngày càng tốt đẹp, con người ngày càng sống tốt hơn.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi thấy ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân mình và tự nhủ mình cần cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện để cống hiến cho xã hội, cho đất nước.
Học tập rèn luyện hôm nay là nhiệm vụ hiện tại của học sinh còn cống hiến cho tổ quốc, cho xã hội vào ngày mai chính là nhiệm vụ to lớn mà tương lai người học sinh hướng tới. Mỗi học sinh cần ý thức được trách nhiệm của bản thân và cố gắng vì trách nhiệm to lớn ấy.
7
3
Nhok Phượng Núi
28/04/2019 22:15:29
Các bạn biết không, mái trường- ngôi nhà thứ hai của chúng ta- là nơi luôn đầy ắp những niềm vui, là nơi luôn có sư dìu dắt dịu dàng, ân cần hay kiêm khắc của các thầy giáo, cô giáo. Họ luôn cho ta những lời khuyên, bài học, kinh nghiệm bổ ích cho tương lai của mỗi người. Họ như những người lái đò, đưa chúng ta qua đại dương học vấn. Ôi công ơn của các thầy cô thật to lớn, chúng ta cần phải biết ơn tất cả. Ta cần lễ phép, kính nể, tôn trọng. Chỉ cần một vài hành động nhỏ như chào thầy cô khi gặp mặt, tới ngày lễ tặng một vài bông hoa hay chỉ là nói thích học cô…thì cũng đã làm cho thầy cô vui sướng và tư hào biết bao. Chỉ đơn giản thế thôi, tại sao chúng ta không cùng nhau làm bạn nhỉ?
Nhưng theo mình, trách nhiệm cao hơn cả là cố gắng học, học thật giỏi. Để rồi sau này, bạn- một trong những chủ nhân tương lai của đất nước- sẽ làm rạng danh nước, làm cho đất nước này ngày càng giàu mạnh hơn, thực hiện những kế hoạch mà các bác đi trước chưa thể hay đưa nền công nghiệp của nước ta phát triển bậc nhất. Chắng phải Bác Hồ đã nói : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” sao? Thế nhưng không phải là học thật nhiều quên ăn, quên chơi, lúc nào cũng chỉ biết có học. Mà là cần đề ra cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh, 1 kế hoạch mà bạn tự cho rằng mình cảm thấy thoải mái, không ngột ngạt, 1 phương hướng hoc tập mà bạn thấy tốt nhất, giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh nhất, 1 kế hoạch cân cân bằng giữa học, chơi, và nghỉ ngơi. Con người ta không giống như rô-bốt nên cần phải có thời gian nghỉ và chơi thể dục thể thao để lấy lại sức sau những giờ học mệt mỏi. Và việc cuối cùng là nên 1 thời gian nhất định để hoàn thành chúng
15
1
Nhok Phượng Núi
28/04/2019 22:15:43
Với cương vị là một học sinh trung học đang ngồi trên ghế nhà trg, tôi hiểu biết rõ bổn phận trách trách nhiệm của mk đvs lớp học nói riêng nhà trường nói chung. Đvs bạn bè, ta cần phải sống chan hòa cởi mở. Cần biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Đối với thầy cô, ta cần phải biết yêu quý, kính trọng lễ phép. Cần có ý thức bảo vệ của chung. , đặc biệt nhiệm vụ cao cả nhất của mỗi hs c/ta là cần phải học tập rèn luyện đạo đức thật tốt, xứng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, 1ng công dân tốt, góp phần mk xd đất nc giàu đẹp thêm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo