“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Những câu thơ của nhà thơ Bảo Định Giang là những nét vẽ tài hoa về nhân cách phẩm chất đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào vì có một vị cha già kính yêu cả cuộc đời đã hiến dâng cho non sông đất nước. Tri ân người rất nhiều văn nghệ sĩ đã có những vần thơ đẹp ca ngợi Bác. Trong đó bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương chính là tấm lòng thầm kính ngưỡng vọng là nén tâm hương mà nhà thơ ngưỡng vọng dâng lên Bác kính yêu. Bài thơ kết thúc với dòng cảm xúc:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác trong dịp tác giả đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ. Bài thơ thể hiện niềm xúc động chân thành, lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc và nỗi niềm thương nhớ Bác Hồ của nhà thơ khi được đến viếng lăng Bác. Đến khổ cuối của bài thơ Viễn Phương đã bộc lộc niềm lưu luyến tiếc thương khi tạm biệt Bác trở về miền Nam.
Bác Hồ niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, vầng dương tỏa sáng soi đường dẫn lối cho dân tộc. Người đã dành cả bảy chín mùa xuân cho tổ quốc cho dân tộc. Con người ấy đã làm nên trang sử vẻ vang cho đất nước. Nhưng Người đã để lại cho đời sự tiếc nuối, nỗi đau vô hạn “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Sự ra đi của Người đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc Việt Nam và cả bạn bè quốc tế. Nỗi đau ấy làm sao có thể bù đắp được cho dân tộc. Dù nỗi đau là vô tận, dù có xót xa đến mấy sự ly biệt là điều vẫn xảy ra. Bác nằm lại đó với “ vầng trăng dịu hiền”. Nhưng mỗi con người đất Việt khi đến thăm rồi bước chân quay về rời khỏi lăng Bác đều cảm thấy xót xa luyến tiếc. Lòng Viễn Phương cũng trào niềm thương cảm lớn lao:
“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Một tiếng “ thương” của miền Nam là trọn vẹn tình cảm của người miền Nam đối với Bác. Thương là yêu là kính yêu là quý trọng cả cuộc đời cao thượng vĩ đại của Bác đã dành hết cho dân cho nước cho sự nghiệp giải phóng dân tộc:
“Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son”.
Thương là xót xa vì nỗi đau mất mát đi người cha già kính yêu, nỗi đau ấy trào dâng thành nước mắt, mà cả dân tộc Việt Nam không kiềm lại được. Nỗi đau niềm thương tiếc của nhân dân Việt Nam đối với Bác làm cảm động cả tấm lòng trời đất khi:
“ Suốt mấy đêm dày đau tiến đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”
Trong phút giây xúc động thiêng liêng,đứng trước sự vĩ đại sự hi sinh, lòng tận tụy của Người khiến nhà thơ xúc động tự nguyện muốn dâng hiến cuộc đời mình:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Chân bước đi mà lòng còn ngoảnh lại, lưu luyến không muốn rời,sức mạnh giá trị đạo đức Hồ Chí Minh níu kéo lòng người ở lại. Điệp ngữ “ muốn làm” lặp đi lặp lại đã diễn tả tâm trạng vừa lưu luyến nhưng cũng đầy ước nguyện. Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót góp tiếng hát mang niềm vui đến cho Bác mỗi ngày, làm đóa hoa tỏa hương sâu sắc tô điểm cho cuộc sống đặc biệt làm “ cây tre trung hiếu” chốn này, đứng cạnh mãi bên người, canh từng giấc ngủ cho người. Cũng là lời hứa nguyện sống xứng đáng với lời dạy của Người. Viễn phương đã nói lên niềm mong ước của mình cũng như ước nguyện của tất cả mọi người dân Việt Nam muốn được gần bên Bác và lớn lên một chút:
“ Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn lên ở bên Người một chút”