Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: "Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao"

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.073
1
0
Shellry
12/11/2018 22:22:53
Chơi vơi giữa dòng nước lũ tôi cần một khúc gỗ để bám víu, một mình giữa hoang mạc rộng lớn tôi cần một ngụm nước để tồn tại, còn nếu lạc giữa rừng sâu tôi cần một chiếc la bàn để tìm ra phương hướng. Người ta bảo rằng nước lũ, hoang mạc, rừng sâu chính là những khó khăn trong cuộc sống mà con người ta hay vấp phải; còn khúc gỗ, ngụm nước, la bàn chính là kim chỉ nam, là triết lí sống con người cần có để vượt qua những khó khăn ấy. Vậy triết lí sống của bạn là gì? Riêng tôi, tôi chọn câu nói của John Mason làm triết lí sống cho mình: “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”.
Có thể hiểu triết lí sống là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là nguồn cội tâm thế, giá trị tinh thần, sức mạnh ứng xử được phát biểu ngắn gọn, xúc tích như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng. Còn “nguyên bản” là bản gốc, bản đầu tiên. “Mỗi người sinh ra là một nguyên bản” có nghĩa là mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, duy nhất độc đáo. Bản sao là theo bản gốc mà sao ra. “Đừng chết như một bản sao” là đừng lặp lại, bắt chước, nói theo, nghĩ theo để trở thành bản sao của người khác. Ý nghĩa câu nói của John Mason là mỗi người sinh ra trên đời cần giữ được bản sắc riêng của mình trong suốt hành trình cuộc sống.
Trời sinh ra không ai giống ai. Mập ốm, lùn cao, vịt, thiên nga không phải là vấn đề. Bởi lẽ vịt có giá của vịt cũng như thiên nga có giá của thiên nga. Tôi sinh ra không xinh đẹp, tài năng nhưng tôi luôn tìm cách để hoàn thiện bản thân mình. Không phải là thiên tài hay bác học nên không thể đóng góp cho nhân loại nhũng tri thúc mới, những phát kiến sáng tạo độc đáo, nhưng hằng ngày, hằng giờ tôi vẫn sống và tiếp thu những tri thức ấy một cách có hiệu quả. Không phải là một nghệ sĩ tài hoa nên chẳng thể đem giọng hát của mình góp vui cho nhân loại, hay dùng đôi tay này để vẽ nên những bức họa ngàn đời sinh động, nhưng tôi vẫn luôn sống vui vẻ và chăm chỉ thưởng thức những tác phẩm ấy và đánh giá chúng. Giống như Everett Hale từng nói: “Tôi chỉ là một, nhưng tôi vẫn là một người. Tôi không thể làm tất cả mọi thứ, nhưng chí ít tôi cũng làm được một việc nào đó, và vì tôi không thể là tất cả mọi việc, nên tôi sẽ chẳng từ chối làm những gì mình có thể”. Vì vậy mỗi người trong chúng ta cần giữ được nét riêng của mình. “Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao”.
Những ngày còn bé, tôi mê tít các nhân vật trong truyện Đoremon. Đặc biệt là những tập truyện dài Đoremon cùng những người bạn là Nobita, Chaien, Xuka và Xeko phiêu lưu đến những thế giới khác ngoài Trái Đất và gặp những nhân vật có những đặc điểm rất giống với Đoremon, Nobita, Chaien, Xuka và Xeko ngoài đời thực. Nhưng tính cách thì không phải vậy, mỗi nhân vật có một tính cách đặc trưng: hung dữ, hiền lành, nhu mì,…Đọc những câu chuyện hay ấy tôi lại càng thấm câu nói của John Mason hơn. Cứ thử nghĩ xem nếu mọi người đều nói và nghĩ giống nhau thì há chẳng phải cuộc sống sẽ mất đi sự phong phú, đa dạng và dần trở nên đơn điệu, buồn tẻ hay sao?
Tương truyền rằng Chúa trời tạo ra con người với những hình hài khác nhau, tính cách khác nhau cũng bởi vì muốn cuộc đời thêm phong phú và đa sắc màu. Ví như hai người cùng đứng trước phong cảnh núi Phú Sĩ hùng vĩ và tráng lệ. Người thứ nhất khi nhìn thấy cảnh đẹp ấy thì vỗ tay hoan hô. Còn người thứ hai khi nhìn thấy cảnh ấy thì chỉ nói: “Thì ra là vậy.” rồi quay mặt bỏ đi. Nhiều người cho rằng người thứ hai vô tâm, không có khiếu thẩm mĩ. Nhưng tôi lại nghĩ khác, tôi cho rằng người thứ hai hoàn toàn bình thường. Việc anh ấy không reo hò như người thứ nhất bởi lẽ rất đơn giản vì đối với anh ấy phong cảnh núi Phú Sĩ không đẹp như những phong cảnh mà anh ấy từng thấy hoặc chưa thấy. Cùng đứng trước một sự vật, nhưng có đến hai cách nhìn, hai cách phản ứng khác nhau. Thái độ của hai người trước cảnh núi Phú sĩ của Nhật Bản cho ta thấy phần nào tính cách của hai con người ấy. Mà nói theo John Mason thì đó chính là “nguyên bản”. Phần gốc rễ mà con người cần gìn giữ để không bị nhầm lần trong guồng quay cuộc sống.
Tuy nhiên, giữ gìn nét riêng không có nghĩa là cố gắng tỏ ra nổi bật hơn thiên hạ bằng những hành động lố lăng, quá khích, ăn mặc quá “khác người” để bị xem là dị nhân. Giữ được cá tính của mình là không sai nhưng việc gì cũng có giới hạn của nó, cần có điểm dừng cho mọi suy nghĩ và hành động. Chẳng hạn như trong một cuộc họp cổ đông quan trọng, mọi người đưa ra chiến lược phát triển kinh tế. Trong những trường hợp thế này thì việc bộc lộ cá tính là điều cần thiết. Tự tin đưa ra sáng kiến mà mình đã dày công chuẩn bị chứ không ngồi yên một chỗ làm con lật đật ai nói gì, làm gì cũng gật. Thế nhưng nếu ở trường hợp ngược lại, sáng kiến của ta không mấy khả thi, nếu đưa vào thực hiện có thể sẽ lỗ vốn rất lớn thì nên rút lui và nhường chỗ cho các sáng kiến khác hay hơn. Không nên cố chấp giữ khư khư cái của mình và gạt bỏ ý kiến của mọi người. Đến khi mọi việc đổ vỡ thì lại đổ trách nhiệm cho “nguyên bản”. Làm người thì phải có cái riêng, cái mới để không bị nhầm lẫn nhưng cái riêng của mình nhất thiết không nên để ảnh hưởng đến mọi người. Sống cho mình là không sai nhưng còn cần sống cho gia đình, xã hội. Vì có gia đình, xã hội thì cái riêng của ta mới được bộc lộ và phát triển mạnh mẽ.
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, nền văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới có sự giao thoa sâu sắc. Đó là một biểu hiện tích cực cho việc học hỏi và mở mang tri thức, gắn kết tình thân ái và xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị lâu dài giữa các quốc gia. Cũng như con dao hai lưỡi, bên cạnh các mặt tích cực còn có một số mặt tiêu cực cần tránh xa. Điều đầu tiên phải nói đến chính là làn sóng thần tượng tràn lan, phong cách ăn mặc “ngôi sao” lên ngôi. Cái mà nhiều bạn trẻ Việt ngày nay gọi là “mốt”, là xu hướng. Họ dần đánh mất “nguyên bản” và chấp nhận trở thành “bản sao” của người khác. Những cỗ máy photocopy thời @ ra đời. Từ đầu tóc, quần áo đến giày dép đều rất giống nhau. Đi ra đường không thể phân biệt nổi ai lớn hơn ai, ai nhỏ hơn ai. Vì lẽ tất cả đều là bản sao của nhau. Tôi tự hỏi họ được gì khi làm vậy. Sự nổi tiếng chăng? Không. Vì họ chẳng hề tài năng. Nhiều tiền bạc? Không. Vì khi để giống thần tượng của mình họ phải chi một khoảng không nhỏ cho các tiệm làm tóc và các shop thời trang danh giá. Thế thì là cảm giác thỏa mãn. Vâng, cái này thì đúng. Cảm giác thỏa mãn cho những thú vui xa xỉ và vô bổ. Nhưng rồi thời gian trôi qua, giống như một cơn sóng lớn, sau đỉnh điểm hào nhoáng tất cả lại lắng xuống và trở thành bọt biển lăn tăn. Cái gì quá nhiều thì dễ nhàm chán. Cơn bão đi qua con người sực tỉnh và tự hỏi mình là ai? Là “nguyên bản” hay “bản sao”?
Có được nét riêng là điều tốt nhưng làm thế nào để giữ cho nét riêng ấy không bị lu mờ theo thời gian là điều mà mọi người trong chúng ta luôn trăn trở. Tôi có quen một anh bạn có thú vui nhiếp ảnh, hiện nay đã và đang công tác tại một công ty dược phẩm. Công việc tuy bận rộn nhưng không vì thế mà anh từ bỏ thú vui của mình, nhiều hôm vì mãi vui chơi với chiếc máy ảnh mà anh suýt bị mất việc. Gia đình và bạn bè khuyên anh nên từ bỏ hoặc chuyển sang thú vui khác ít tốn thời gian hơn nhưng anh vẫn bỏ ngoài tai tất cả, vẫn giữ thói quen thức khuya, dạo khắp thành phố để tìm cho mình một góc ảnh đẹp. Và tôi gọi đấy là nét riêng. Nét riêng anh vẫn cố giữ cho riêng mình mặc lời qua tiếng lại, mặc dòng đời chảy trôi.
Trong cuộc sống với quá nhiều thách thức như hiện nay, khi mà xã hội dân chủ đề cao cái tôi và chủ nghĩa cá nhân, việc giữ được nét riêng là bộ mặt đầu tiên để tiếp cận với mọi vấn đề, giúp con người ta tin tưởng vào khả năng của bản thân, từ đó sống hữu ích và đóng góp cho xã hội. Nét riêng của bản thân còn là động lực cần thiết giúp con người có thêm niềm tin và nghị lực để bước tiếp ở mỗi lần do dự và vấp ngã. Mỗi người cần xác định lối sống đúng đắn để vừa dung hòa với cộng đồng vừa giữ được cá tính của mình. Cần sống chân thành với bản thân và mọi người xung quanh, biết yêu thương và sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn và quan trọng hơn là luôn tự tin với những gì mình nghĩ, mình làm. Không ba phải ai nói gì cũng nghe theo, làm theo. Chỉ có sống hết mình thì mới có thể vừa giữ gìn cái riêng vừa tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp.
“Nguyên bản” hay cá tính đều là những tính từ hay và đẹp mà con người luôn muốn được nhắc đến khi nói về mình. Nhưng để có được hai cụm từ ấy không hề đơn giản. Sống và giữ “nguyên bản” luôn nổi bật là điều không phải riêng gì tôi mà ai trong chúng ta cũng mong muốn đạt được. Là thế hệ thanh niên trẻ mang trên mình nhiều hoài bão và ao ước tôi hiểu thế nào là sự quan trọng của “nguyên bản” và tác hại ghê gớm của những “bản sao”. Đó là lí do vì sao tôi chọn câu nói của John Mason làm triết lí sống cho riêng mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×