Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt

3 trả lời
Hỏi chi tiết
8.450
24
4
Trịnh Quang Đức
15/01/2018 21:30:14

Mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống này đều tồn tại hai khía cạnh, hai thái cực khác biệt. Không gì là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, vấn đề chỉ là cách nhìn nhận khác nhau. Chúng ta thường có xu hướng nhìn đời khắt khe hơn. Mặt khác chúng ta cũng dễ bị thu hút bởi những người có tư duy phê phán.

Trong cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, những điều đó thường không dễ dàng để ta nhận ra. Hãy tận dụng con mắt bao dung của bạn, cho nó vận động, “làm việc” nhiều hơn trong công cuộc tìm kiếm, đồng thời tự gạt bỏ những suy nghĩ kiểu “người khác xấu”… ra khỏi đầu mình. Cách đơn giản và cơ bản nhất là hãy nhã nhặn trong bất cứ hoàn cảnh nào và sẵn lòng chia sẻ cảm xúc của bạn vể điểm tích cực của người khác. Hãy nói với người nào đó bạn ngưỡng mộ những gì họ làm được trong công việc và cuộc sống. Việc lưu tâm đến những phẩm chất tốt và sự tử tế của người khác sẽ xóa tan ấn tượng về những nỗi buồn, khó gần và khắt khe từ phía bạn.

Mỗi người chúng ta đều có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, giá trị của người khác cũng là khi ta trân trọng chính mình. Và như thế ta không cần phải chỉ trích ai để khẳng định giá trị của bản thân nữa. Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
6
Bạch Ca
15/01/2018 21:31:24

Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ. Vì tâm đắc với điều này mà tôi khá nể nhạc sỹ Quốc Trung khi mới đây, bình về phát ngôn gây sốc của Thanh Lam, Quốc Trung điềm đạm: "Với một cá nhân có thực tài và bản lĩnh luôn bình thản và đón nhận những ý kiến đánh giá khác nhau…”, và "Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần được rèn luyện về bản lĩnh và văn hóa ứng xử với những lời khen chê”.

Một nghệ sĩ cũng như một người trọng văn hóa ứng xử, hơn bất kỳ ai phải hiểu rõ điều đó. Nhìn sự việc một cách tích cực, hành động và phát ngôn của nhạc sỹ này cho thấy sự liêm chính trong học thuật vẫn được tôn trọng. So sánh trường hợp Quốc Trung với những trường hợp "bình loạn, ném đá cho hả” cho thấy rõ hơn sự khác biệt mang tính văn hóa trong việc ứng xử với những bất đồng ý kiến…

Tôn trọng sự khác biệt bởi vậy, là biểu hiện của khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và tính nhân đạo. Nhưng vì sự khác biệt chỉ là tính chất, không phải mục đích cho nên tôn trọng sự khác biệt đơn thuần chỉ là tôn trọng tính chất đa dạng, mà mục đích cuối cùng đều dành cho sự phát triển đi lên, hướng tới "chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ”.

Nhiều người trên khắp nước từng phê phán và muốn phải "trừng phạt” hai ca sỹ trẻ "đào ngũ” do không tham gia chương trình biểu diễn ở Lào mới đây. Họ lí giải rằng những người mang danh xưng nghệ sỹ lớn, giảng viên ĐH mà bất chấp nhiệm vụ để chạy sô thì đó là một vết nhơ của nền nghệ thuật, và họ sẽ không còn uy tín để giảng dạy được. Mặc dù vậy, hai nghệ sỹ lại nhận được sự đồng cảm của nhiều đồng nghiệp. Họ đã xin lỗi mọi người về những "sai sót” không thể tha thứ đó. Có thể nói quyết định xin lỗi đó lại là một dấu hiệu tích cực cho nghệ thuật. "Khác biệt tiêu cực” ở họ đã được chính họ điều chỉnh tích cực.

Vậy là, điều quan trọng để thành công trong cuộc sống không hẳn là tài năng hay kinh nghiệm, mà chính là thái độ. Thái độ đúng ở đây là thái độ cầu thị và thái độ khiêm tốn.

Người lớn có đức này sẽ truyền được được cho thế hệ con cháu, nhưng quan trọng hơn, họ biết tôn trọng sự khác biệt của chính con em mình, để có thể làm người bạn lớn của chúng. Đó là mối quan hệ vô giá.

Ngay từ nhỏ, nhiều trẻ đã bộc lộ những khác biệt về văn hóa so với cha mẹ. Các bậc phụ huynh sống và làm việc trong những cơ quan khác nhau, có những người bạn khác nhau và họ ít khi nghĩ rằng chính thái độ tôn trọng người khác ở họ lại có ảnh hưởng đến các con nhiều như vậy. Những hành động độ lượng và tôn trọng người khác của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày chính là một thông điệp hoàn hảo giúp con cái học được cách tôn trọng và đánh giá cao những khác biệt giữa mỗi người.

Tôi hiểu rằng khuyên mình sống và ứng xử thế nào cho có văn hóa vốn không dễ. Diễn đàn này cần có sự vào cuộc của các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Nhưng nền giáo dục của chúng ta cũng cần bổ sung môn "văn hóa ứng xử” cho trẻ em để phù hợp với thời đại mới.

Một gia đình, một cá nhân có thể may mắn giàu có lên trong một năm hay dăm ba năm gì đó. Nhưng để biết cư xử có văn hóa, cần gấp nhiều nhiều lần thời gian như thế, với sự tu luyện, học hỏi, quan sát không ngừng. Tôn trọng sự khác biệt của mình, chắc chắn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi.

5
4
linh's chi'ss
15/01/2018 21:32:44

Người với người là bình đẳng như nhau, đây chính là nguyên tắc và là cơ sở giao tiếp cơ bản. Mỗi người đều là một cá thể độc lập. Tín ngưỡng, đạo đức, quan niệm hoặc cách nhìn nhận vấn đề, cách thức làm việc hay cách sống của bạn đều chỉ có thể chỉ đạo chính bản thân mình. Nếu bạn dùng nó để so sánh hay yêu cầu người khác chính là không tôn trọng họ.

Chí hướng, thái độ lập trường và kiến thức, năng lực của người khác như thế nào, tướng mạo của họ ra sao không liên quan gì đến bạn. Bạn không nên dùng tiêu chuẩn của bản thân để áp đặt làm tiêu chuẩn cho người khác, càng không nên yêu cầu người khác phải phù hợp theo tiểu chuẩn của mình. Kỳ thực tư tưởng tình cảm của một người luôn không ngừng thay đổi, không ai có thể bảo đảm rằng quan điểm và thái độ của mình là vĩnh viễn bất biến cả. 

Khi trao đổi, giao tiếp với người khác vừa phải có cảm xúc, lại vừa phải có đạo lý. Cảm xúc cần bắt nguồn từ sự tôn trọng lẫn nhau. Khi người ta cảm thấy bản thân được tôn trọng, họ mới có thể tôn trọng bạn. Trong giao tiếp, quan hệ nếu một người ngang ngược võ đoán, có thói quen đổ lỗi, quy chụp, chỉ trích, luôn cho người khác sai và bảo thủ cho mình là đúng, thì quả là không ai có thể nói đạo lý với bạn được nữa. Nếu bạn cho rằng người khác không có tư cách để giảng đạo lý với bạn, thì đó là vì bạn không biết đạo lý trước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư