Trước khi bão tới, dù đã có những cảnh báo đến người dân, nhưng do bão di chuyển nhanh hơn dự kiến và đây cũng là khu vực hiếm khi gặp phải xoáy thuận nhiệt đới nên ít có kinh nghiệm đối phó. Bão nhiệt đới Linda đã trút xuống một lượng mưa lớn trên khắp miền Nam Việt Nam, tối đa đạt 23,3cm tại Cần Thơ. Thiệt hại ở khu vực này là nặng nề, đặc biệt tại tỉnh cực Nam Cà Mau nơi cơn bão tấn công trực tiếp. Một số tỉnh khác cũng chịu tổn thất nghiêm trọng là Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Trong khi đó, bão số 5 đi ở vĩ tuyến rất thấp, sát với bờ biển, sát với vùng đánh cá, sát với vùng sinh sống của người dân. Và sự chủ quan đã phải trả một giá cực kỳ đắt khi cơn bão lịch sử Linda đã gây nên một thảm họa kinh hoàng làm hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà( cụm DT) bị tốc mái và sập đổ, cảnh tượng tan hoang chưa từng thấy. Theo thống kê của cơ quan chức năng, bão số 5 năm 1997 đã gây thiệt hại tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ với thiệt hại vật chất ước tính gần 7.200 tỷ đồng...Dù cơn bão đã qua 20 năm nhưng chưa ai hết bàng hoàng, không chỉ vì thiệt hại thảm khốc mà còn là sự chủ quan, lúng túng( từ láy) trong công tác ứng phó với thiên tai từ các cơ quan chức năng đến người dân. Bởi trong ít nhất nửa thế kỷ, chưa bao giờ người dân Nam Bộ biết đến khái niệm bão. Chính điều này khiến chính quyền không vào cuộc quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, ứng phó, dẫn đến thiệt hại lớn. Việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng( từ láy) được cho là yếu tố cốt lõi giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai trước tình hình( từ láy) biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay.