Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn 12 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên", trong đoạn văn có câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ

gach chan va ghi chu
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
29.077
248
81
ღ Ice Sea ღ
05/02/2018 11:07:43
Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên đã khẳng định vai trò mạnh mẽ đó của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu đã khẳng định vai trò mạnh mẽ đó của người thầv. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
124
56
Hiếu Phan
05/02/2018 11:24:21
Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Theo quan niệm "Quân, sư, phụ" thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ tuy giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở dây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như

vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt duợc. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mạng tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần, đọc chữ... Dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn cua người thầy quá là to lớn. Công ơn ấy có thể thành công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Biết ơn thầy, yêu kinh thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tinh cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

119
57
Huyền Thu
05/02/2018 12:11:51

Từ xa xưa ông cha ta đã có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm truyền thống thì người thầy luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội. Bởi vì thế cho nên tục ngữ dân gian mới có câu không thầy đố mày làm nên để nhắc nhở con cháu biết coi trọng người thầy, người giáo viên.Ngày nay, kinh tế phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu vật chất của con người đang này càng tăng, xã hội đang này càng phát triển thì câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên lại ngày càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Không thầy đố mày làm nên mang ý nghĩa thể hiện vai trò quan trọng của người thầy. Không có thầy thì đố mày làm nên chuyện, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng đối với sự thành công của con con người.

116
29
Huyền Thu
05/02/2018 12:12:30

Người thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang cho trí óc chúng ta, cung cấp cho chúng ta những kiến thức vô cùng quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt chúng ta. Lúc còn bé chính người thầy đầu tiên là người thầy dẫn dắt cho ta dạy cho ta biết bao lời hay lẽ phải, từng nét chữ đầu tiên, từng con số lạ lẫm… Để rồi từ đó chúng ta mới có kiến thức, những hiểu biết cao hơn. Công ơn của người thầy là vô cùng to lớn, nó như công ơn dưỡng dục của của cha mẹ. Cha mẹ có công sinh thành và nuôi ta khôn lớn còn thầy cô là người cũng cấp kiến thức cho ta, để chúng ta sống nên người.Ngày xưa học theo lối khoa bảng thầy dạy gì trò học nấy, những người thầy lỗi lạc thì luôn có những học trò ưu tú. Chính vì thế mới có câu nói không thầy đố mà làm nên.Xã hội ngày nay tiến bộ hơn, khoa học kỹ thuật phát triển việc học tập ngày càng cởi mở hơn. Người học trò được tiếp thu rất nhiều môn học và việc học tập có thể thay đổi nhiều nhưng vai trò của người thầy thì mãi mãi vẫn không thay đổi, thầy  có vai trò định hướng rất lớn cho học sinh. Người thầy không còn là người chỉ tay cho cho trò nữa nhưng cũng là người định hướng cho các em trong việc học tập. Công thầy công trò để tạo nên những thế hệ học trò tương lai.Dù xã hội có thay đổi thì vai trò của người thầy trong xã hội vẫn nguyên. Chúng ta có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa thì vẫn cần một người có thể hướng dẫn, định hướng cho chúng ta và người đó không ai khác chính là người thầy của chúng ta.

18
45
NoName.435383
23/03/2019 16:41:52
Viết đoạn văn khoảng 10 câu giải thích câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên " . Có sử dụng 2 câu mở rộng thành phần , gạch chân chú thích rõ
5
35
NoName.666394
06/02/2020 20:35:07
"Khong thay do may lam nen "...........♧♤$☆
4
31
NoName.666435
06/02/2020 20:48:00
Nhan dan ta co truyen thong ton su trong dao
..........neu ko co thay thi ko hieu biet ,giau kinh nghiep truyen thu ............hoc thay la quan trong nhat

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×