Tôi đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ,… hiện nay nếu bạn hỏi họ về những kiến thức từng học, họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì đối với họ, những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với cuộc sống hàng ngày với họ thì mới nhớ mãi được. Tương tự, tôi có một vài người bạn học ĐH, nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ thông, họ cũng chẳng nhớ được quá 50% (trừ trường hợp làm gia sư) mặc dù mới học đây. Thế tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này, tôi thấy chỉ thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH, khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi. Thế giới thì ngày một thay đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi.Tôi không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu, để biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả các môn đã học như hiện nay không?Những bạn bảo tôi là cứ học hết đi! Thế tôi hỏi bạn sẽ nhớ được bao nhiêu thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà bạn không làm nghề liên qua đến nó.