Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu phủ định với nội dung tôn sư trọng đạo

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.791
4
5
mỹ hoa
22/03/2018 21:00:32
Vào giờ ra chơi, cô giáo đang chấm bài, Lan bước đến bên cô và nói:
- Thưa cô, em có chuyện này muốn hỏi cô ạ.
Cô ngoảnh lại, mỉm cười:
- Em có gì muốn hỏi cô sao?
Lan túng đáp:
- Dạ thưa cô, bài toán này khó quá! Cô có thể hướng dẫn cách làm cho em được không ạ?
- Được rồi, chút nữa cô sẽ hướng dẫn em
Lan reo lên:
- Ôi, Hay quá!. Em cảm ơn cô.
- Bây giờ em về chỗ ngồi đi.
Lan hớn hở trả lời:
- Vâng ạ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
mỹ hoa
22/03/2018 21:01:19
“Tôn sư trọng đạo” vốn là truyền thống lâu đời của người phương Đông nói chung, người Việt Nam ta nói riêng. Theo quan điểm của các nhà Nho xưa, kẻ quân tử trước hết phải biết đạo làm tôi (trong mối quan hệ với vua), đạo làm trò (trong mối quan hệ với thầy) và đạo làm con (trong mối quan hệ với cha mẹ).Thậm chí, trong ba mối quan hệ ấy, dưới một góc độ nào đó, sự tôn kính người thầy còn đặt cao hơn hơn cả cha mẹ (Quân-Sư-Phụ). Còn trong dân gian, yêu kính thầy giáo cũng là một trong những chuẩn mực đạo đức của xã hội: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Thế nhưng, “yêu thầy”, “tôn kính thầy” là để thể hiện sự “trọng đạo” chứ không phải vì vụ lợi. Đồng thời để được tôn kính thì người làm thầy cũng có bổn phận phải thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp của mình. Hay nói cách khác, “Tôn sư - trọng đạo” là mối quan hệ thiêng liêng; mối quan hệ ấy xuất phát từ hai phía, có “đạo làm trò” và có “đạo làm thầy”...
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/03/2018 13:08:43
Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc.Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học. Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. bồi dưỡng nhân lưc; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp.. Tôn sư trọng đạo là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/03/2018 13:10:14
Dân tộc ta vốn truyền thống hiếu học và coi trọng những người đã dạy cho mình những điều hay lẽ phải đó chính là thầy cô giáo của chúng ta. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhắc nhở chúng ta về tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "ko thầy đố mày làm nên", "nhất tự vi sư bán tự vi sư"...... Những ý nghĩa thật sâu xa của tôn sư trọng đạo đã nhắc nhở chúng ta phải học tập thật tốt để làm cho đất nước ta phát triển và giàu mạnh hơn. Chúng ta hãy tôn trọng truyền thống tốt đẹp này và không làm thế hệ đi trước phải thất vọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo