Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn từ 7-9 câu trình bày cảm nhận của em về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ Hán Việt

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
36.031
309
138
Trần Cao Anh Triết
18/10/2017 15:44:05
Sau khi được học bài Nam Quốc Sơn Hà em hiểu ra rất nhiều điều, tuy nó chỉ có 4 câu thơ nhưng nó lại đưa ra rất nhiều điều. Hai câu thơ đầu là nói về nước Nam thì vua Nam sẽ ở, còn 2 câu cuối thì nói về lời cảnh báo của nước ta đối với bọn giặc.  Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được! Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Và đó chính là những cảm nghỉ của em

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
101
281
NoName.347519
23/10/2018 11:35:40
Sau khi được học bài Nam Quốc Sơn Hà em hiểu ra rất nhiều điều, tuy nó chỉ có 4 câu thơ nhưng nó lại đưa ra rất nhiều điều. Hai câu thơ đầu là nói về nước Nam thì vua Nam sẽ ở, còn 2 câu cuối thì nói về lời cảnh báo của nước ta đối với bọn giặc. Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được! Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Và đó chính là những cảm nghỉ của em
118
34
Vương Tiên Nữ
09/10/2019 12:08:02
Hai bài copy nhau à
96
50
NoName.576444
12/10/2019 18:17:22
Yêu quê hương là 1 trong những chủ đề quen thuộc trong thơ cơ, đã có nhiều bai thơ nói vê cuộc chống giặc ngoại xâm của nước ta, nhưng bài Nam quốc Sơn hà vẫn để lại trong lòng người đọc biết bao ấn tượng. Mặc dù chưa rõ tên tác giả cuair bài này nhưng nó luôn thấm sâu vào tâm tri người đọc biết bao của người VN. Bằng giọng đọc dõng dạc, bài thơ đã khẳng định chủ quyền của nước đất nước Đại Việt lúc bây giờ. Ở 2 câu thơ đầu, với tư cách xung đế thì còn muốn khẳng định tuy nước Nam nhỏ bé nhưng vẫn ngang hàng với một Trung Quốc lúc bấy giờ. Chủ quyền độc lập của nước Đại Việt dựa trên trên cơ sở tạo dựng nên bởi “ Nam đế cư” và “thiên thư”.Hai thơ câu thơ sau thể hiện sự đanh thét và cảnh cáo bọn phương kiến phương Bắc, nếu xâm lược sẽ bị dánh tơi bời “thủ bại hư”.Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này mặc dù nó chỉ có bốn câu nhưng nó là một bản tuyên ngôn là một bài thơ thần bởi nó chứa trong đó là một tình yêu que hương đất nước sâu sắc mãnh liệt của con người Đại Việt lúc bấy giờ.
34
37
NoName.591612
27/10/2019 21:20:47
.. cạn lời
102
46
Than Thi Thảo
02/11/2019 13:23:10
Bài Nam Quốc Sơn Hà là bài thơ khiến tôi rất ấn tượng bởi khí phách hùng hồn của nó.Bài thơ ấy như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Nó khẳng định chủ quyền nước nam là của người nam người khác không được phép xâm phạm.Bài thơ còn cho ta thấy một điều nước nam tuyn nhỏ bé nhưng vẫn ngang hàng với trung quốc. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đó thể hiện rõ tinh thần đầu tranh vì độc lập của dân tộc ta.
8
3
Thân Thảo
16/12/2021 14:41:21

Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở)

Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia, hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.

Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua, hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý, trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái thiên ý. Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.

Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×