Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Nêu nội dung của văn bản? (Đi đâu để thấy hoa bay)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
7.046
17
7
Nguyễn Nhật Thúy ...
25/01/2019 19:35:20
Câu 1
- Phương thức biểu đạt : Biểu cảm kết hợp với miêu tả
Câu 2:
Nội dung : văn bản bày tỏ sự mong nhớ da diết đối với người cha đã khuất của tác giả . Tác giả luôn tự hỏi không biết cha có luôn dõi theo mình hay không nên đã hoá thân vào người cha đã khuất để nói lên nỗi lòng, tình yêu dành cho con trai.
Câu 3:
- Biện pháp so sánh
=> Khắc họa tấm lòng của người cha , sự hi sinh lớn lao của người cha dành cho con mình
Câu 4:
Người cha chăm sóc gia đình thật tốt dù có trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Trong xã hội ngày nay, điều kiện kinh tế khó khăn, người cha phải làm việc cực khổ, kiếm từng miếng ăn cho gia đình của mình, chỉ muốn gia đình được hạnh phúc, ấm no, mỗi khi ai có khó khăn cha luôn là người an ủi, giúp đỡ hết mình, không một lời than vãn, trách móc. Cha là nguồn động viên lớn cho gia đình. Người cha còn cho thấy mình là một người chồng luôn thương vợ qua việc giúp đỡ khi vợ gặp khó khăn trong công việc. Từ đó nuôi dưỡng tâm hồn con, làm con có ý thức phải luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Trong việc giáo dục con, cha có công rất lớn. Cha là người giúp cho con thoát khỏi thế giới riêng biệt của mình, quen với thế giới xung quanh, tập cho con cách thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh, vững bước trên con đường đời đấy chông gai sau này. Cha luôn là người giữ lời hứa, làm gương cho con mình, luôn về nhà đúng giờ, làm một người cha mẫu mực. Cha vừa nghiêm khắc vừa dịu dàng dạy dỗ con cái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
25/01/2019 19:36:40
II
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
3
2
Bánh Bao Nhỏ
25/01/2019 20:14:49
II. Thuyết minh về bánh chưng
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa và những đặc sản riêng. Đất nước Hàn Quốc nổi tiếng với kim chi, Nhật Bản tự hào với món shushi. Còn dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào với chiếc bánh chưng ngày Tết cổ truyền thơm ngon, mang đậm bản sắc dân tộc.
Người ta thường truyền miệng, kể cho nhau nghe về nguồn gốc ra đời của bánh chưng rằng: vào đời vua Hùng thứ sáu, vua muốn chọn người nối ngôi khi mình về già. Các hoàng tử tìm kiếm biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng dâng vua. Lang Liêu là hoàng tử út, vì nhà nghèo nên chàng không thể kiếm tìm được những thứ cao sang ấy. Nhưng Lang Liêu đã may mắn được ông tiên chỉ bảo cho hai loại bánh vừa ngon, vừa rất đơn giản. Khi chàng dâng loại bánh đó lên vua cha, nhà vua đã chọn loại bánh đó để cúng Tết hàng năm và Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi. Loại bánh có hình vuông, tượng trưng cho đất, vua gọi là bánh chưng. Còn loại bánh có hình tròn, tựng trưng cho trời, vua đặt tên là bánh giầy. Hằng năm, cứ mõi dịp tết đến xuân về là nhà nhà lại thờ cúng tổ tiên bằng những chiếc bánh chưng đẹp nhất. Nhân dân Việt Nam thường quan niệm rằng: bánh chưng tượng trưng cho đất, nhắc nhở con cháu phải biết quý trọng mảnh đất mình đang sinh sống. Hơn nữa, bánh chưng được chọn làm từ những nguyên liệu mà nhân dân Việt Nam tự sản xuất ra. Qua đó nhấn mạnh nền nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt Nam.
Để gói được chiếc bánh chưng đẹp và vuông vắn nhất, người ta thường chuẩn bị: lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ, lạt giang, khuôn gói bánh, hạt tiêu. Tùy theo từng địa phương, người ta chọn những nguyên liệu khác nhau. Nhưng khi chọn nguyên liệu, các bà các mẹ hay chọn kĩ lưỡng để gói bánh chưng được ngon, được đẹp.
Thứ nhất, lá dong cần xanh tươi, không quá già cũng không quá non. Cuống lá dong phải nguyên vẹn, chọn lá lành, lá rách dùng bên trong. Thứ hai, gạo nếp phải trắng, không bị mốc. Thứ ba, đậu xanh được xay nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ thật mịn. Thứ tư, thị ba chỉ được thái thành từng miếng mỏng, dài 3 đến 4cm. Thứ năm, lạt giang được chẻ nhỏ. Cuối cùng hạt tiêu giã nhỏ.
Khi đã chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu, mọi người cùng bắt tay vào việc gói bánh. Khi gói bánh chưng, ta đặt hai lá trên ngửa, hai lá dưới úp. Sau đó, dùng tay gấp dựng đứng lá lên sao cho tạo thành bốn góc vuông rồi đặt vào khuôn. Tiếp đó, múc gạo nếp đổ vào lá dong, san đều lượt gạo. Lấy đậu xanh đã được nắm thành từng nắm đặt lên trên lớp gạo và san phẳng. Lấy một miếng thịt ba chỉ đã thái mỏng đặt vào cùng lớp đậu. Sau đó đổ một lớp gạo sao cho gạo che kín nhân. Gấp lá dong lại và dùng lạt giang buộc bánh. Khi buộc lạt, người ta thường buộc hai chiếc lạt đầu song song với nhau, hai chiếc lạt tiếp theo buộc vuông góc với hai chiếc đầu. Trong khi buộc cần buộc chắc để bánh không bị lỏng nhưng cũng không quá chặt để tránh bánh bị nát.
Sau khi đã gói bánh xong, người ta lót những chiếc lá dong thừa vào đáy nồi và xếp bánh lên trên. Bánh chưng thường được luộc khoảng 8-12 tiếng. Khi với bánh ra, các bà thường dùng những vật nặng chèn lên bánh để cho ráo nước. Ở một số địa phương, người ta dùng dây lạt buộc vào bánh để treo lên.
Bánh chưng được sử dụng trong rất nhiều dịp, đặc biệt là dịp Tết. Người người, nhà nhà đều chọn những chiếc bánh to và đẹp nhất để thờ cùng tổ tiên. Những chiếc bánh khác được dùng để đi lễ tết. Mỗi lần, nhà có khách đến chúc Tết thì những đĩa bánh chưng không thể thiếu trên mâm cơm đãi khách. Tùy từng địa phương mà có những cách thưởng thức món bánh truyền thống này khác nhau. Người dân Bắc Ninh thường ăn bánh chưng với mật. Một số nơi ăn với dưa muối, cà muối.
Đối với dân tộc Việt Nam, không tết nào là thiếu bánh chưng:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Đó là những thứ mà mỗi dịp tết đến, xuân về nhà nhà đều có. Nhiều người nước ngoài ghé thăm dải đất hình chữ S của chúng ta phải tấm tắc khi thưởng thức bánh chưng “vietnamese Chung cake is very delicious”.
Chắc chắn rằng dù đi đâu, ở nơi nào, là người con đất Việt, hình ảnh bánh chưng mãi in sâu trong tiềm thức của chúng ta. Nếu có dịp đi đến những đất nước khác, chúng ta hãy giới thiệu đến bạn bè quốc tế món ăn truyền thống của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư