LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các hình thức thuyết minh về đền Trần

Các hình thức thuyết minh về đền Trần
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
163
1
0
Nguyễn Nguyễn
06/01/2022 17:43:52
+5đ tặng

I. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về lễ hội đền Trần - lễ hội ngày xuân đặc sắc

II. Thân bài:

* Nguồn gốc lịch sử của lễ hội

- Lễ hội đền Trần gồm lễ khai ấn và lễ hội lớn.

- Lễ hội đền Trần ngày xuân được nhiều người biết đến cùng với Lễ hội khai ấn đền Trần, được tổ chức với mục đích tri ân các vị vua Trần.

- Nguồn gốc ra đời của lễ hội đền Trần gắn liền với lịch sử của đền Trần:

+ Đền Trần ở đường Trần Thừa, thành phố Nam Định, là nơi thờ các vị vua Trần cùng các quan lại phò tá nhà Trần.

+ Đền được xây dựng năm 1695, có 3 công trình kiến trúc chính gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa.

- Lễ khai ấn đền Trần đầu tiên được tổ chức vào năm năm 1239. Những năm chống giặc Nguyên Mông, lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262 mới được mở lại.

- Nhân dân duy trì nhiều năm, đến nay lễ khai ấn Đền Trần vẫn được duy trì, phát triển. Lễ khai ấn được cố định tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lúc 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15.

=> Khai ấn vào thời điểm này mang ý nghĩa như tín hiệu đánh dấu kết thúc những ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc nhở nhân dân tiếp tục công cuộc lao động sản xuất.

- Ngoài ra, lễ hội đền Trần còn có cả lễ hội lớn được mở vào 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hằng năm với nghi thức lễ rước từ các đền xung quanh về dâng hương và tề tựu ở đền Thiên Trường và Cố Trạch.

* Nghi lễ diễn ra trong lễ hội

- Tại đền Cố Trạch, thế hệ lão ông, lão bà khoác lên mình áo dài khăn xếp cùng dân làng tề tựu đông đủ để tham dự lễ tế thánh rồi dự lễ khai ấn.

+ Đúng giờ Tý (khoảng 23 giờ - 1 giờ đêm), buổi lễ bắt đầu. Đoàn người rước hòm ấn tiến sang đền Thiên Trường. Họ dâng hương tế cáo trời đất tại bàn thờ Trung thiên, rồi rước ấn vào nội cung, đặt ấn tại ban công đồng làm lễ xin khai ấn.

+ Người bồi tế đặt 1 loại giấy dân gian của Việt Nam lên trước tế chính. Giấy sau khi xin dấu son được chia phát cho những người có mặt trong buổi lễ, đem về treo trong nhà để lấy may và xua đuổi rủi ro, tà ám.

- Sáng ngày 15 tháng Giêng, dân làng sẽ tổ chức rước nước.

+ Dân làng xin hương rồi nghênh kiệu, làm lễ, tiến ra bờ sông Hồng

+ Tại bến Hữu Bị dừng kiệu, chèo thuyền ra giữa sông, múc nước trong vào bình sẵn rồi rước theo đường cũ về đền. Nước trong bình sau đó sẽ được múc ra các bát đặt lên bàn thờ để tiến hành tế nước. Tế xong thì đưa cho con cháu họ Trần uống ghi nhớ cội nguồn tổ tiên.

- Đến ngày 16 buổi sáng, lễ tế cá sẽ diễn ra tại đền Thiên Trường.

- Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Không khí náo nhiệt, vui tươi, ngập tràn màu sắc và hơi thở truyền thống dân tộc.

* Ý nghĩa của lễ hội trong văn hóa Việt

- Lễ hội đền Trần không chỉ mang giá trị vật thể mà còn có giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc.

- Lễ hội là một nét đẹp văn hóa độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị văn hóa của lễ hội đền Trần

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phùng Minh Phương
06/01/2022 17:43:54
+4đ tặng

Đền Trần là di tích lịch sử danh lam thắng cảnh là niềm tự hào của nhân dân Thành Nam.

Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng-TP Nam Định. Nơi đây được Bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1962. Năm 2012, Đền Trần được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Trần gồm 3 ngôi đền: Đền Thiên Trường, Cổ Trạch, Trung Hoa. Đền Thiên Trường nằm chính giữa khu di tích (đền thượng) nay là nơi thờ tự bài vị mười bốn vua Trần, thủy tổ (Trần Cảnh) là vương hậu vương phi chiều Trần. Phía bên tay phải là đền Cố Trạch Phú nơi thờ cung Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (đền hạ) cùng với gia khuyến, dãy nhà dải vũ bên trái là đền Trung Hoa thờ mười bốn vị vua Trần. Cả ba ngôi đền đều có ba ý nghĩa khác nhau đều nằm khép kín xung quanh một cổng ngũ ngôn, chính giữa cổng có bức đại tự ghi Trần Miếu. Vì thế đền Trần là tên gọi chung cho ba di tích này. Phía trước đền có một hồ nước, xung quanh lát gạch làm đường đi, có ba cầu rứa phía trước, mỗi cầu rứa đặt một đôi rồng đá.

Kiến trúc của đền Thiên Trường trước kia có ba gian gỗ lim thấp lợp tranh ngói trong đều có đôi voi trầu. Những năm 1907-1908 đền được tu bổ sửa sang hồ nước trước cửa đền. Hằng năm tai đây diễn ra nhiều các hoạt động lễ hội với nhiều hình thức văn hóa dân gian đặc sắc mang ý nghĩa giáo dục uống nước nhớ nguồn. Phía trong đền có ban thờ bài vị hằng năm tại đây phát ra nghi lễ đền Trần với sự tham gia của các bậc cao nguyên làng Tức Mạc, có đại diện của chính quyền trung ương đến địa phương bên trái bên phải dan tả hữu vương quốc thái sư Trần Quang Khải. Phía sau đền Thiên Trường là tòa hậu cung, gian chính giữa là thờ bài vị tổ tiên nhà Trần, bên phải là thờ vương phi , bên trái là thờ vương hậu.

Đền Cổ Trạch là nơi thờ tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn với gia quyến với các tướng sĩ thân thích của ông. Đền này được xây dựng sau đền Thiên Trường, quy mô kiến trúc đền mang phong cách thời Nguyễn với bộ khung làm bằng gỗ lim. Đền gồm ba tòa: tiền đường, thiên hương tứ trụ tiếp đến là tựu cung. Tiền cung có hai tòa là đệ nhị năm dan và đệ nhị ba dan được làm theo kiểu chữ nhị.

 

Đền Trung Hòa hay gọi là cung Trung Hòa là nơi nghỉ của những vị hoàng đế đương thời về yết kiến vua cha. Trung tâm của đền Trung Hòa là đền Trùng Quang nơi nghỉ của các Thái Thượng Hoàng, do giặc xâm

lược tàn phá hai cung. Năm 2000 Nam Định đã xây dựng đền Trung Hòa ngay cạnh đền vua Trần.

Đền Trần là nơi thờ tự các vị vua Trần. Ngày rằm, dịp lễ tết, đền Trần là nơi tấp nập người dân đến thắp hương lễ bái dâng hương. Bên cạnh đó còn là nơi tổ chức các lễ hội trọng đại :khai ấn vào đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng riêng âm lịch.  Lễ hội truyền thống được tổ chức tháng tám âm lịch hằng năm để tưởng nhớ đức thánh Trần vị vua anh hùng của dân tộc. Đền Trần còn là nơi tham quan du lịch gắn với đời sống lịch sử dân Thành Nam. Về dự lễ hội đền Trần mỗi chúng ta đều đến với tấm lòng thành kính biết ơn các vị hoàng đế, đức thánh Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh những người có công xây dựng đất nước. Chúng ta phải học tập các truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta.

Đền Trần là nơi mang nét đẹp tín ngưỡng của vùng đất Thành Nam. Bởi những giá trị văn hóa đó của nơi đây nên chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh đền Trần.

Trần Dương
Em cảm ơn ạ
0
0
CENZERK
06/01/2022 17:48:14
+3đ tặng
B1 đặt 1 câu thơ về đền Trần
vd : ''Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định quê anh thì về''
B2 Gioi thiệu địa điểm , kiến trúc , lịch sử
B3 kết bài 
- nét đẹp đền trần sẽ được gìn giữ và ghi nhớ mãi !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư