Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nguyên nhân tính đặc thù và đa dạng của phân tử ADN

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
a) Nêu nguyên nhân tính đặc thù
và đa dạng của phân tử ADN.
b) Cho đoạn mạch đơn của
phân tử ADN có trình tự sắp xếp:
- A-T-G-X-T-A-T-G-X-T-
Xác định trình tự sắp xếp các
Nucleotit của ARN được tổng hợp từ
đoạn mạch trên.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
507
0
1
Yurika2k5
12/01/2022 15:51:30
+5đ tặng

 Cấu trúc hóa học của AND

– ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

– ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu

– Cấu trúc của ADN: 

+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nulceotit (A, T, G, X).

+ Mỗi nulceotit có cấu tạo gồm 3 phần: đường pentozo, nhóm photphat và bazo nito 

+ ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau theo nguyên tăc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H.

– ADN xoắn phải: 

+ chu kì xoắn gồm 10 cặp Nu 

+ chiều dài vòng xoắn: 34 Angxtron

+ đường kính vòng xoắn: 20 Angxtron

2. Tính chất và chức năng của ADN

    ADN ở mỗi loài khác nhau và đặc trưng cho từng loài. Các ADN có 2 tính chất đặc trưng, tiêu biểu, đó là tính đa dạng và tính đặc thù.

+ Tính đa dạng: ADN vô cùng đa dạng, khi ta thay đổi số lượng hay thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit sẽ tạo ra các ADN khác nhau với số lượng vô cùng lớn.

+ Tính đặc thù: các ADN khác nhau sẽ có đặc trưng khác nhau. Đặc trưng đó được thể hiện thông qua số lượng, trình tự sắp xếp hay thành phần của các nucleotit.

    Chính nhờ hai tính chất này mà ADN có chức năng vô cùng quan trọng trong di truyền học, đặc biệt là việc xác định giống loài. Từ các phân tử ADN, các nhà khoa học có thể khám phá ra lịch sử phát triển của mỗi loài, cũng như tìm kiếm được các phương pháp hiệu quả để phòng tránh hoặc điều trị các bệnh do biến đổi gen.

3. Mô tả cấu trúc không gian của ADN

    Cấu trúc không gian của ADN là vấn đề không thể bỏ qua khi nhắc tới ADN. Cụ thể, ADN được tạo thành từ từ hai mạch song song hình xoắn kép. Và hai mạch này xoắn đều xung quanh một trục cố định và theo chiều từ trái sang phải, tức là ngược chiều với kim đồng hồ.

   Chính vì thế, các ADN thường được biết tới như một hình xoắn. Mỗi hình xoắn ở cơ thể mỗi người là khác nhau. Từ đó thể hiện đặc điểm riêng biệt của mỗi người. Trong đó, có 4 loại khối tạo thành ADN, đó là A, T, G, X. Các khối này được liên kết với nhau trong phân tử ADN thông qua các Nucleotit. Trong đó, A sẽ liên kết với T và G liên kết với X.

II. Axit ribonucleic (ARN)

1. Cấu trúc của ARN

– Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau tạo thành

– Có cấu tạo từ các nguyên tố hoá học : C,H,O,N, P.

– Một đơn phân ( nuclêôtit) được cấu tạo bởi 3 thành phần:

+ Đường ribôzơ: C5H10O5

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong 4 loại A, U, G, X.

– Đa số các loại phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit

– Có 3 loại ARN:

+ mARN: Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng

+ tARN: Có cấu trúc với 3 thuỳ giúp liên kết với mARN.

+ rARN: Cấu trúc một mạch nhưng nhiều vùng các nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vung xoắn kép cục bộ.

2. Chức năng của ARN

– mARN: là khuôn trực tiếp trong quá trình dịch mã, truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.

– tARN: mang axit amin đặc hiệu đến ribôxôm để tham gia quá trình dịch mã.

– rARN: là thành phần chủ yếu của ribôxôm địa điểm sinh tổng hợp chuỗi pôlypeptit, chứa 90% tổng hợp ARN của tế bào và 70-80% loại prôtein.

Sự khác biệt giữa cấu trúc ADN và ARN là:

 

ADN

ARN


Nuclêôtit

A, T, G, X

A,U,G,X


Mạch polinuclêôtit

2 mạch cuộn xoắn , liên kết với nhau bằng liên kết hiđro

A-T: 2 liên kết hiđro

G- X: 3 liên kết hiđro

1 mạch:

+ mARN dạng mạch thẳng

+ tARN có đoạn cuộn lại tạo nên một đầu có 3 thùy

+ tARN có vùng nuclêôtit liên kết tạo đoạn xoắn kép cục bộ


Đường

Đeoxiribôzơ (6 C)

Ribôzơ (5 C)


III. Mối quan hệ giữa ADN và ARN

    Thông qua việc so sánh ADN và ARN, người ta tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa 2 phân tử này quy định nên tính trạng của cơ thể sống.

+ ADN là khuôn mẫu để hình thành lên mARN, từ đó quy định ra cấu trúc của protein trong cơ thể, protein chịu các tác động từ môi trường biểu hiện ra các tính trạng.

+ ADN chứa nhiều gen cấu trúc, mỗi một gen cấu trúc lại mang thông tin khác nhau nên có thể hình thành lên nhiều kiểu mARN.

+ Trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN sẽ quy định trình tự sắp xếp các nucleotit trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết U, T liên kết với A, X liên kết với G và G liên kết với X.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư