Hội mùa thu
Cái sông ấy nhỏ như một đầm lầy, nhưng cũng quy tụ biết bao nhiêu sinh vật. Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm. Rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười. Họ đang chuẩn bị cho đêm hội đấy !
Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn.
Chợt tiếng đàn của chàng Dế Mèn vút lên, cao bát ngát. Tất cả lặng im. Chỉ có tiếng đàn như được tiếp sức sống, khi dịu dàng, rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng thu, khi âm u huyền bí, khi lanh lảnh tiếng chim. Đất trời như nín thở. Những bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.
Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói cười ?
a) Vì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm.
b) Vì những sinh vật đang chuẩn bị cho đêm hội.
c) Vì mùa thu đến mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh.
Câu 2: Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi như thế nào ?
a) Mặt ai cũng tươi vui, rạng rỡ như được thắp đèn.
b) Tất cả reo vui, vỗ tay tán thưởng.
c) Đất trời như nín thở, bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.
Câu 3: Trong câu nào dưới đây, từ“rừng” được dùng với nghĩa gốc ?
a) Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.
b) Ngày 2 – 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ và hoa.
c) Một rừng người về đây dự ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Câu 4: Dòng nào dưới đây là nhóm từ đồng nghĩa ?
a) Lung linh , long lanh , lóng lánh, lấp loáng , lấp lánh.
b) Vắng vẻ , hiu quạnh, hiu hắt, vắng ngắt , lung linh.
c) Bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát, lấp lánh.
Câu 5: Thành ngữ “Bốn biển một nhà” có nghĩa là:
a) Đoàn kết mọi người trong một gia đình.
b) Mọi người đoàn kết lại với nhau, cùng thống nhất về một ý.
c) Người ở khắp mọi nơi đoàn kết như người trong một gia đình cùng thống nhất về một mối .
Câu 6: Đoạn 3 trong bài tập đọc trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
a) So sánh.
b) Nhân hóa.
c) So sánh và nhân hóa.
Câu 7: Các từ sâu trong các cụm từ sau có mối quan hệ gì về nghĩa: hố sâu, hiểu sâu sắc vấn đề, tình cảm sâu nặng.
a. Từ đồng âm.
b. Từ đồng nghĩa.
c. Từ nhiều nghĩa.
Câu 8: Dòng nào có từ “đàn” là danh từ:
a. Cây đàn, đàn hát.
b. Dựng đàn tế lễ, cây đàn.
c. Anh ấy đàn rất hay.
d. Anh ấy thích đàn hát.
Câu 9: Dòng nào có toàn các động từ:
a. tiếng nói, tiếng cười, điệu múa, vỗ tay.
b. vỗ tay, nói cười, múa hát.
c. tiếng hát, gảy đàn, ca hát.
d. cây đàn, vỗ tay, múa hát.
Câu 10: Dòng nào có toàn các tình từ:
a. vui tươi, rạng rỡ, ánh vàng.
b. vui tươi, rạng rỡ, nhẹ nhàng.
c. vui tươi, ánh vàng huyền bí.
Câu 11: Trong câu: “Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm.” có mấy quan hệ từ ?
a. 1 quan hệ từ, đó là từ: của .
b. 2 quan hệ từ, đó là từ: của, thì .
c. 3 quan hệ từ, đó là từ: của, thì, với .
d. 4 quan hệ từ, đó là từ: của, thì, về, với .
Câu 12: Cặp quan hệ từ trong câu: “Cảnh đêm trăng trong Hội mùa thu chẳng những đẹp mà còn rất vui.” biểu thị quan hệ gì ?
a. Nguyên nhân - kết quả.
b. Điều kiện, giả thiết - kết quả.
c. Tương phản.
d. Tăng tiến.
Câu 13: Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng.” là:
a. Màn đêm .
b. ông trăng .
c. ông trăng hiện ra .
d. ông trăng hiện ra vành vạnh .
Câu 14: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.” là:
a. những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.
b. chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.
c. trong hương sen thơm thoang thoảng.
d. thoang thoảng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hội mùa thu
Cái sông ấy nhỏ như một đầm lầy, nhưng cũng quy tụ biết bao nhiêu sinh vật. Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm. Rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười. Họ đang chuẩn bị cho đêm hội đấy !
Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn.
Chợt tiếng đàn của chàng Dế Mèn vút lên, cao bát ngát. Tất cả lặng im. Chỉ có tiếng đàn như được tiếp sức sống, khi dịu dàng, rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng thu, khi âm u huyền bí, khi lanh lảnh tiếng chim. Đất trời như nín thở. Những bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.
Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói cười ?
a) Vì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm.
b) Vì những sinh vật đang chuẩn bị cho đêm hội.
c) Vì mùa thu đến mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh.
Câu 2: Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi như thế nào ?
a) Mặt ai cũng tươi vui, rạng rỡ như được thắp đèn.
b) Tất cả reo vui, vỗ tay tán thưởng.
c) Đất trời như nín thở, bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.
Câu 3: Trong câu nào dưới đây, từ“rừng” được dùng với nghĩa gốc ?
a) Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.
b) Ngày 2 – 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ và hoa.
c) Một rừng người về đây dự ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Câu 4: Dòng nào dưới đây là nhóm từ đồng nghĩa ?
a) Lung linh , long lanh , lóng lánh, lấp loáng , lấp lánh.
b) Vắng vẻ , hiu quạnh, hiu hắt, vắng ngắt , lung linh.
c) Bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát, lấp lánh.
Câu 5: Thành ngữ “Bốn biển một nhà” có nghĩa là:
a) Đoàn kết mọi người trong một gia đình.
b) Mọi người đoàn kết lại với nhau, cùng thống nhất về một ý.
c) Người ở khắp mọi nơi đoàn kết như người trong một gia đình cùng thống nhất về một mối .
Câu 6: Đoạn 3 trong bài tập đọc trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
a) So sánh.
b) Nhân hóa.
c) So sánh và nhân hóa.
Câu 7: Các từ sâu trong các cụm từ sau có mối quan hệ gì về nghĩa: hố sâu, hiểu sâu sắc vấn đề, tình cảm sâu nặng.
a. Từ đồng âm.
b. Từ đồng nghĩa.
c. Từ nhiều nghĩa.
Câu 8: Dòng nào có từ “đàn” là danh từ:
a. Cây đàn, đàn hát.
b. Dựng đàn tế lễ, cây đàn.
c. Anh ấy đàn rất hay.
d. Anh ấy thích đàn hát.
Câu 9: Dòng nào có toàn các động từ:
a. tiếng nói, tiếng cười, điệu múa, vỗ tay.
b. vỗ tay, nói cười, múa hát.
c. tiếng hát, gảy đàn, ca hát.
d. cây đàn, vỗ tay, múa hát.
Câu 10: Dòng nào có toàn các tình từ:
a. vui tươi, rạng rỡ, ánh vàng.
b. vui tươi, rạng rỡ, nhẹ nhàng.
c. vui tươi, ánh vàng, huyền bí.
Câu 11: Trong câu: “Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm.” có mấy quan hệ từ ?
a. 1 quan hệ từ, đó là từ: của .
b. 2 quan hệ từ, đó là từ: của, thì .
c. 3 quan hệ từ, đó là từ: của, thì, với .
d. 4 quan hệ từ, đó là từ: của, thì, về, với .
Câu 12: Cặp quan hệ từ trong câu: “Cảnh đêm trăng trong Hội mùa thu chẳng những đẹp mà còn rất vui.” biểu thị quan hệ gì ?
a. Nguyên nhân - kết quả.
b. Điều kiện, giả thiết - kết quả.
c. Tương phản.
d. Tăng tiến.
Câu 13: Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng.” là:
a. Màn đêm .
b. ông trăng .
c. ông trăng hiện ra .
d. ông trăng hiện ra vành vạnh .
Câu 14: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.” là:
a. những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.
b. chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.
c. trong hương sen thơm thoang thoảng.
d. thoang thoảng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |