Hình tam giác ABC có diện tích bằng 23,5cm2. Độ dài đáy BC là 8cm. Tính chiều cao AH
Bài 1: Hình tam giác ABC có diện tích bằng 23,5cm2. Độ dài đáy BC là 8cm. Tính chiều cao AH.
Bài 2: Một tam giác có chiều cao bằng 2,5dm và diện tích bằng 4,5dm2. Tính độ dài đáy tương ứng của tam giác đó.
Bài 3: Cho tam giác MNP vuông ở đỉnh M có MN = 2,3m và MP = 2,6m. Tính diện tích tam giác MNP.
Bài 4: Hình thang ABCD có đáy nhỏ AB = 4,6cm. Đáy lớn
DC = 5,4cm. Chiều cao AH = 2,5cm. Tính diện tích hình thang đó.
Bài 5: Một hình thang có tổng độ dài hai đáy là 2,6m. Chiều cao bằng 1,2m. Tính diện tích hình thang đó.
Bài 6: Một thửa ruộng hình thang có diện tích 1198,5m2. Chiều cao là 34m. Biết đáy lớn hơn đáy nhỏ 10,5m. Tính độ dài mỗi đáy.
Bài 7: Tính chu vi hình tròn có đường kính 2,5dm.
Bài 8: Một cái miệng giếng hình tròn có bán kính 0,75m. Tính chu vi cái miệng giếng đó.
Bài 9: Hình tròn có chu vi bằng 8,792dm. Tính đường kính của hình tròn đó.
Bài 10: Một mảnh đất hình tam giác có đáy là 10,5m. Người ta mở rộng đáy thêm 3m thì diện tích tăng thêm 8,25m2. Tính diện tích mảnh đất ban đầu.
PHẦN II. Tự luận (HS trình bày chi tiết cách làm)
Bài 1. Tam giác ABC vuông ở đỉnh B. Biết BA = 2,7cm. Cạnh BC dài hơn cạnh BA 1,1cm. Tính diện tích tam giác ABC.
Bài 2. Cho hình thang ABCD có đáy AB = 8,5m và đáy DC = 10m, Người ta kéo dài đáy DC thêm 1,2m và giữ nguyên đáy AB thì diện tích tăng thêm 4,5m2. Tính diện tích hình thang ABCD.
Bài 3. Một cái hố hình tròn có chu vi miệng hố là 34,54m. Tính bán kính của cái hố đó.
.
1 trả lời
218