LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định vấn để chứng minh và lập dàn ý

Bài 3. Xác định vấn để chứng minh? Lập dàn ý? Viêt hoàn chinh bài văn cho các để bài sau:
a. Nhiễu điều phủ lấy giả gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
b. Một cây làm chăng nên non
Ba cây chum lại nên hòn núi cao
các bạn cứu mình với ạ mình mai phải nộp rồi ạ
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
78
1
1
Hiển
06/02/2022 10:23:06
+5đ tặng

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. Thân bài

a. Giải thích:

  • Nhiễu điều: loại vải quý màu đỏ
  • Giá gương: giá đỡ của gương được làm từ loại gỗ quý, chạm trổ tinh xảo

→ Hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, giữ gìn, chở che cho nhau.

→ Người dân sống trong một nước, cần phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

b. Bàn luận:

- Vì sao người trong một nước lại cần phải yêu thương, giúp đỡ nhau?

  • Vì đó là tình cảm tự nhiên của mỗi con người - yêu thương đồng loại
  • Vì đó là đạo lý, truyền thống tốt đẹp được truyền dạy từ bao đời nay của dân tộc
  • Vì chúng ta đang cùng chung sống trên một lãnh thổ, cùng chung phúc - họa, hưởng chung nguồn tài nguyên nên cần đoàn kết, giúp đỡ nhau

- Biểu hiện của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:

  • Những quỹ từ thiện, nhà trẻ SOS, chiến dịch quyên góp… để san sẻ nỗi bất hạnh với đồng bào
  • Mọi người cùng nhau lao động, san sẻ vất vả để hoàn thành tốt công việc
  • Bảo vệ, cứu giúp nhau khi gặp khó khăn, nguy hiểm
  • An ủi, chia sẻ khi người khác gặp chuyện buồn...

(HS lấy những dẫn chứng cụ thể)

- Ý nghĩa của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:

  • Giúp cho mỗi cá nhân được sống tốt hơn, hạnh phúc hơn
  • Giúp cho cộng đồng đoàn kết, nhờ đó tăng sức mạnh tập thể, đạt được nhiều thành tựu cao hơn và bảo vệ được đất nước trước thế lực khác

- Tác hại của việc mọi người trong cộng đồng không yêu thương, giúp đỡ nhau:

  • Mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, mệt mỏi, nguy hiểm… không được trợ giúp sẽ dễ bị tổn thương về tinh thần, thể xác, tương lai
  • Sức mạnh cộng đồng, tập thể bị giảm đi, dễ bị tấn công, thua thiệt

c. Mở rộng vấn đề:

  • Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự giúp đỡ từ người khác, vẫn cần phải tự rèn luyện, khắc phục khó khăn của mình
  • Nên giúp đỡ, đoàn kết người khác bằng trái tim chứ không phải vì tư lợi

c. Kết bài

  • Suy nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Qīnghuá dàxué
06/02/2022 10:26:08
+4đ tặng
I. Mở bài:

giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

 

II. Thân bài:

1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”

- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao

=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo

- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết

- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta

a. Trong lịch sử

- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm

- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,...

- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”

b. Trong thực tế cuộc sống

- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất

- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...

- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật, …

3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ

- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư