Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về hồ Gươm

có du khách nước ngoài đến VN và muốn tìm hiểu về hồ Gươm .Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về định danh này
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.549
3
0
Mai
09/02/2022 22:37:45
+5đ tặng
I. Mở bài
- Giới thiệu Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta
- Đây là địa danh du lịch mà bất kỳ ai đến với Việt Nam thì đều nên một lần tham quan chớ hoài phí

II. Thân bài:
1. Giới thiệu về địa lý, lịch sử về Hồ Gươm
- Về địa lý:
+ Hồ Gươm tọa lạc ở trung tâm thủ đô Hà Nội
+ Hồ Gươm đã từng thông với sông Hồng nhưng theo dòng chảy của thời gian và sự biến chuyển của cấu kết địa tầng mà giờ Hồ Gươm chỉ còn là một bờ hồ thơ mộng và tách biệt hoàn toàn.
- Về lịch sử:
+ Hồ có nhiều tên gọi như hồ Tả Vọng hay hồ Lục Thủy. Sau này khi vua Lê Thái Tổ hoàn gươm cho thần Kim Quy thì hồ được biết đến với cái tên là Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi tắt là Hồ Gươm
+ Hồ Gươm đẹp không chỉ với dòng nước trong xanh mà còn bởi quần thể di tích cùng lối kiến trúc độc đáo

2. Giới thiệu về Hồ Gươm.
- Dòng nước trong xanh với những chú rùa với niên đại lâu năm
- Hồ với hàng chục đảo lớn nhỏ khác nhau nhưng nổi bật nhất là đảo Ngọc và đảo Rùa.
- Nhắc đến hồ Gươm cần phải nhắc đến quần thể di tích và kiến trúc hết sức độc đáo:
+ Tháp Bút, đài Nghiên có từ thời của nhà nho uyên bác Nguyễn Văn Siêu
+ Cầu Thê Húc với độ cong uốn lượn, tựa như một chú tôm dẫn tiến đền Ngọc Sơn
+ Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên Đảo Ngọc với những ngôi đền, đình trải dài từ Bắc đến Nam
+ Và tháp Rùa nổi bật ở giữa làn sóng nước lung linh cùng với những dấu tích rêu phong cổ kính mà không kém phần thanh thoát, sức sống.

3. Cảm nhận về Hồ Gươm:
- Là danh lam thắng cảnh và thiêng liêng mà mỗi một người Việt Nam đều tự hào
- Hồ Gươm đã dõi theo bóng hình trưởng thành của một đất nước, của một dân tộc và cũng đã chứng kiến biết bao truyền thống, hội hè, văn hóa của mỗi một con cháu Lạc Hồng

III. Kết bài:
- Đánh giá chung Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh đẹp mà bất kỳ du khách nào cũng không nên bỏ qua
- Hồ Gươm là biểu tượng của danh lam thắng cảnh của Hà Nội, là biểu tượng của một lịch sử uống nước nhớ nguồn, tri ân báo đáp như câu chuyện mà vua Lê hoàn kiếm cho thần Kim Quy mà người đời nhắc mãi.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Avicii
09/02/2022 22:37:52
+4đ tặng

Như trưởng đoàn đã giới thiệu tới quý khách ở trên. Điểm du lịch đầu tiên của chúng ta ngày hôm nay là thắng cảnh Hồ Gươm!

Thưa quý khách,biết đến Thủ đô thân yêu của chúng ta có thể nhắc đến Chùa Một Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc- tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các- viên ngọc Minh châu kết tinh của một nền khoa bảng ngàn đời… Nhưng chúng ta nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả, nằm trong lòng Hà Nội, thành phố nhân văn, thành phố vì hòa bình, thành phố ngàn năm văn hiến. Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình, Nghiên Bút nhắc đến nền văn vật. Chỉ với hai biểu tượng đó, Kiếm Hồ đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn nơi đây là điểm đầu tiên cho chương trình vô cùng ý nghĩa này. Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng của Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội!

Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể nhìn bao quát hồ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ.
Trước khi giới thiệu về hồ Gươm, xin mời quý khách hướng ra mặt hồ ngay sau mình và tôi xin tặng quý khách một đoạn thơ trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu:

Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ,
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.
Bây giờ đây lại là đây,
Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ.

Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Và hồ Gươm – theo tác giả – chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta.

Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươn là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra.

Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một nên hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”.

Truyền thuyết còn có một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu tượng của Lửa. nhúng gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa. Vâng thưa quý khách, có lẽ chưa ở nơi đâu như mảnh đất này lại được xây dựng trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quện suốt chiều dài lịch sử. Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền!

Thưa quý khách, hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng có lúc hồ có tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần. Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân.
Ngày nay hồ Gươm xanh tươi quanh năm với hàng cây được trồng quanh bờ hồ, đã có thi sỹ ví hồ Gươm như sóng mắt biếc và hàng cây xanh như hàng mi của hồ Gươm- hàng mi của đôi mắt người thiếu nữ?

Chắc quý khách đang ngắm nhìn tháp rùa ở phía xa giữa hồ? Vâng thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội. Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa!

0
0
H117
09/02/2022 22:39:39
+3đ tặng
nói về đăc sản món ăn truyền thống , danh lam thắng cảnh nổi tiếng , kể về truyền thuyết , nguồn gốc con ng việt 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo