Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy giới thiệu bộ trang phục truyền thống của dân tộc em (Tày càng tốt nha)?. Hoặc một trang phục truyền thống của dân tộc khác mà em đã được tìm hiểu?. Là học sinh em cần làm gì để góp phần giữ gìn phát huy trang phục truyền thống của địa phương mình?

                                                                   Câu hỏi:
  1. Em hãy giới thiệu bộ trang phục truyền thống của dân tộc em(Tày càng tốt nha m.n)?Hoặc một trang phục truyền thống của dân tộc khác mà em đã đc tìm hiểu?
  2. Là học sinh em cần làm gì để góp phần giữ gìn phát huy trangg phục truyền thống của địa phương mình?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
510
1
0
rén
20/02/2022 16:08:24
+5đ tặng
ới 54 dân tộc anh em cùng sống dưới một mái nhà Việt Nam, nền văn hóa nói chung của Việt Nam rất đa dạng với nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong nền văn hóa đó thì trang phục Việt Nam là một khía cạnh không thể không nói đến.

Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có một trang phục truyền thống riêng biệt tạo nên một bức tranh sống động với những nét chấm phá đặc trưng. Từ môi trường địa lý, tập tục truyền thống vùng miền, đến cách sinh hoạt cộng đồng đã tạo ra những trang phục khác nhau cho 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Nếu các quốc gia trên thế giới chỉ có một vài bộ trang phục truyền thống thì ở nước ta với sự góp mặt của 54 dân tộc đã có đến 54 trang phục truyền thống vô cùng độc đáo.

Vốn được biết đến là một đất nước có bề dày lịch sử và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam đặc biệt thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế trong đó sự quan tâm về trang phục là một điều tất yếu. Bởi khi tìm hiểu về văn hóa mỗi quốc gia thì trang phục dân tộc không những cho biết về văn hóa của dân tộc đó mà trang phục còn là một cách nhận diện hình ảnh của từng quốc gia khác nhau trên thế giới.

Đối với bạn bè thế giới, hình ảnh chiếc áo dài tha thướt dịu dàng của Việt nam đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Trong kỷ nguyên của hội nhập và phát triển, trang phục nói chung của người Việt đã bắt kịp xu hướng chung của thế giới nhưng điều đặc biệt là những trang phục truyền thống của dân tộc không hề mất đi giá trị vốn có mà ngược lại đang ngày càng thể hiện rõ vị thế của mình trong việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia.

 


Đứng ở góc độ văn hóa, trang phục là sự thể hiện tư tưởng đạo đức, lối sống, khả năng thẩm mỹ của từng con người.  Đứng ở góc độ kinh tế, trang phục còn góp phần không nhỏ phát triển kinh tế. Xa xưa thì thông qua việc trồng dâu, nuôi tầm, dệt vải người dân không những có thể tự sản xuất trang phục cho mình mà qua đó còn có sản phẩm để trao đổi, giao thương buôn bán phát triển kinh tế. Ngày nay, ngành may mặc của Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Trong số những trang phục truyền thống của Việt Nam, phổ biến nhất là Áo dài. Mặc dù chưa có tài liệu nào cho biết chính xác sự ra đời của áo dài nhưng dường như đây là y phục xa xưa nhất của người Việt theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đầy hàng nghìn năm. Theo sách Sử ký ghi chép thì người Văn Lang xưa đã mặc áo dài và kể từ đó cho đến nay, áo dài có những thay đổi theo từng thời kỳ, chiếc áo dài hiện nay xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Khác với Kimono của Nhật bản hay Hanbok của Hàn Quốc chiếc áo dài Việt nam vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại, vừa kín đáo những lại vẫn rất gợi cảm. Với phần thân trên ôm sát, thân dưới dài và xẻ cao hai bên hông, lẽ trên thế giới cũng ít có bộ trang phục truyền thống nào lại tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của thân hình người phụ nữ như áo dài. Mặc dù chưa có quyết định chính thức, cũng chưa có một văn bản nào nói về việc áo dài là quốc phục của Việt Nam nhưng từ lâu trong suy nghĩ của người Việt chỉ cần nói đến trang phục truyền thống, người ta thường nghĩ ngay đến áo dài.

 


Trang phục truyền thông các dân tộc Việt nam có ảnh hưởng không nhỏ tới các mẫu thiết kế trang phục của làng trang Việt..Những mẫu thiết kế này đã và đang chinh phục được bạn bè quốc tế và giúp Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong làng thời trang quốc tế.

Không chỉ xuất hiện và phổ biến trong nước, áo dài Việt Nam còn đi khám thế giới qua những chương trình thời trang, chương trình giao lưu văn hóa, qua các cuộc thi sắc đẹp…Trong các nghi lễ ngoại giao, những ngày trọng đại cũng như trong các lễ hội truyền thống, luôn luôn và không thể thiếu sự xuất hiện của áo dài.

 


Nói vậy không phải là những trang phục truyền thống khác của Việt Nam không đẹp mà chỉ bởi những trang phục của các dân tộc thiểu số, dân tộc miền núi không được phổ biến như trang phục của người Kinh, bởi người Kinh là dân tộc chiếm tới gần 86% dân số của cả nước. Các trang phục truyền thống của 53 dân tộc còn lại mỗi trang phục lại có một sự hình thành, một hoàn cảnh ra đời và lịch sử khác nhau.. trong đó có nhiều bộ trang phục dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thiết kế nổi tiếng ở Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đế Vương
20/02/2022 16:08:52
+4đ tặng
2- 

Dưới đây là một số biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với quảng bá du lịch. Từ đó khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc đối với di sản văn hóa tốt đẹp của cộng đồng mình bằng các hoạt động như: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nếp sống văn hoá mới ở các bản, làng, gia đình, dòng họ; xây dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục lạc hậu, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng; xây dựng các tổ, đội văn nghệ ở các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học, điểm dân cư tại các bản; thường xuyên tổ chức, giao lưu văn hoá các dân tộc nhân các ngày lễ, hội.

Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy sự chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, thống kê toàn bộ các loại hình văn hóa, như văn hóa vật thể như: kiến trúc nhà ở, dụng cụ lao động sản xuất, đồ gia dụng, phương tiện vận chuyển, nhạc cụ,...); văn hóa phi vật thể như: truyện kể, văn thơ (truyền miệng, chữ viết…), địa chí, hương ước, ca dao, tục ngữ, câu đố, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, ca múa nhạc, dân ca, trò chơi, ẩm thực, các nghề thủ công truyền thống, lịch sử của địa phương và từng địa danh...

Bốn là, tập trung quy hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với xây dựng hệ thống du lịch ở các địa phương một cách đồng bộ và khoa học, để các hoạt động này nhanh chóng trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, làng, bản, làm cho đời sống văn hoá ở địa phương ngày càng phong phú.

Năm là, huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, cộng đồng dân cư, nguồn hỗ trợ để đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa, gắn với sản phẩm đặc trưng du lịch, kêu gọi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh các điểm thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện.

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan vấn đề Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương

Nguyệt Minh
bn có thể nêu tóm tắt 1 cách ngắn gọn đc ko,cái này hơi dài

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư