Câu 30. Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
A. Lúa gạo là lương thực chính.
B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
D. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
⇒⇒ Ý: Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
Câu 31. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ hình thành ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay là
A. Chăm-pa. B. Văn Lang. C. Âu Lạc. D. Phù Nam.
⇒⇒ Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ hình thành ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay là: Văn Lang.
Câu 32: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia nước ta làm
A. 15 bộ. B. 15 tỉnh. C. 15 đạo. D. 15 chiềng, chạ.
⇒⇒ Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia nước ta làm: 15 bộ.
Câu 33. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.
⇒⇒ Nhận xét: Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
Câu 34. Kinh đô của nước Âu Lạc - Phong Khê, nay là
A. Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
B. Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội.
C. Tiên Phong - Phổ Yên - Thái Nguyên.
D. Mai Phụ - Lộc Hà - Hà Tĩnh.
⇒⇒ Kinh đô của nước Âu Lạc - Phong Khê, nay là Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
Câu 35. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến gốc. B. kinh tuyến.
C. vĩ tuyến. D. vĩ tuyến gốc.
⇒⇒ Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường: Kinh tuyến.
Câu 36. Nếu cách 1010 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 181. B. 182. C. 180. D. 179.
⇒⇒ Nếu cách 1⁰ ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có 181 vĩ tuyến.
Câu 37. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở
A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây. B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây. D. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
⇒⇒ Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Câu 38. Bản đồ là
A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
⇒⇒ Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất.
Câu 39. Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là
A. 120 km. B. 12 km. C. 120 m. D. 1200 cm.
⟹ Ta có: Số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000 có nghĩa là 1 cm trên bảng đồ bằng 200.000 cm trên thực địa.⟹ Ta có: Số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000 có nghĩa là 1 cm trên bảng đồ bằng 200.000 cm trên thực địa.
⟹ Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:⟹ Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:
⟹ 200.000 × 6 = 1.200.000 ( cm ).⟹ 200.000 × 6 = 1.200.000 ( cm ).
⟹ Đổi từ cm ra km là: 1.200.000 cm = 12 km.⟹ Đổi từ cm ra km là: 1.200.000 cm = 12 km.
⟹ Đ/ s: 12 km.⟹ Đ/ s: 12 km.
⟹ Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là: 12 km