Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
+) Có người cho rằng, văn chương bắt nguồn từ lao động, có người lại cho văn chương xuất phát từ nhu cầu tự biểu hiện của con người; ý kiến khác lại cho rằng văn chương xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của con người với người khác và xã hội... Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là từ lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nói nguồn gốc cốt yếu tức là nguồn gốc chính, quan trọng nhất, nhưng không phải là tất cả. Hầu hết các ý kiến xưa nay đều cho rằng văn chương bắt nguồn từ lòng người, từ những rung động trong tâm hồn con người trước ngoại giới và về chính mình.
+) - Có thể dẫn chứng những bài ca dao than thân, ca dao về tình nghĩa, truyện cổ tích về người mồ côi (truyện Tấm Cám), nhân vật xấu xí (truyện Sọ Dừa) để minh chứng cho ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương là lòng thương người. Một mặt khác của lòng thương người chính là sự căm ghét những thế lực tàn bạo, áp bức con người, chà đạp lên quyền sống con người. Biểu hiện trong văn học là sự phê phán, lên án những thế lực tàn bạo ấy. Qua các nhân vật đại diện cho cái ác cho thế lực phi nghĩa (mẹ con Cám, trong truyện Tấm Cám; Lý Thông, chằn tinh, đại bàng trong truyện Thạch Sanh).
+ Thơ khởi phát từ trong lòng người (Lê Quý Đôn).
+ Đầu mối của thơ có lẽ phải đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng? (Nguyễn Đình Thi).
- Lòng thương người rộng ra là thương muôn vật, muôn loài. Trong đó bao hàm cả lòng thương mình chính là cội nguồn của những rung động trong tâm hồn con người, từ đó mà có văn chương.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |