LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chứng minh răng con người việt nam luôn tôn trọng ăn quả nhớ kẻ trồng cây

hãy chứng minh răng con người việt nam luôn tôn trọng ăn quả nhớ kẻ trồng cậy
3 trả lời
Hỏi chi tiết
248
0
0
Ben
01/03/2022 07:29:11
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."

Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.

Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra, khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng. Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

Biết ơn và tri ân nguồn cội không chỉ dừng lại ở việc biết ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nó còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống. Vào những ngày lễ tết quan trọng, người dân Việt luôn có tục làm mâm cơm thật tươm tất để thắp nhang, cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng với cội nguồn gốc rễ. Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp. Tiêu biểu nhất đó là việc học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay việc các các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Cao Ngọc
01/03/2022 07:29:55
+4đ tặng

Dân tộc Việt Nam ta có một truyền thống tinh thần tốt đẹp, một đạo lý quý báu: truyền thống ân nghĩa, ân tình. Truyền thống ấy, đạo lý ấy không chỉ được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn được kết tinh trong những câu tục ngữ hàm súc và giàu ý nghĩa như hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy, chúng ta nên hiểu như thế nào về hai câu tục ngữ trên?

Hai câu tục ngữ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, cụ thể trong cuộc sống quanh chúng ta để gửi gắm hàm ý sâu xa. Những hình ảnh “quả” và “nước”, đặt trong tương quan đối sánh tương ứng với hai hình ảnh “kẻ trồng cây” và “nguồn” đã thể hiện nghĩa biểu trưng rất rõ: một bên là những kết quả, thành quả mà con người có được, một bên là cội nguồn, là những người đã góp phần làm nên thành quả, kết quả đó.

Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng khi chúng ta cầm một quả chín, ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc cho cây ra trái ngọt; lúc uống dòng nước mát cần phải nhớ đến cội nguồn mà nước chảy ra. Hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ thì khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó hoặc có được thành công, cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình, đã tạo điều kiện cho mình có được kết quả tốt đẹp đó.

Trước hết, cần khẳng định hai câu tục ngữ này đã nêu lên một vấn đề hoàn toàn đúng đắn. Tại sao chúng ta cần phải nhớ ơn người đã giúp đỡ mình?

Lý do đầu tiên là trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Để có mặt trên cuộc đời này, ta phải có cha mẹ. Để biết đọc biết viết, biết nhận thức và khám phá thế giới xung quanh, ta phải có thầy cô, bạn bè. Hầu hết những gì ta đang có hoặc ta có thể làm được đều là kết quả của sự hy sinh của người đi trước, đều có những người khác đặt nền móng. Ngay cả những nhà, phát minh, sáng chế ra những thành tựu khoa học kĩ thuật vĩ đại nhất cũng thừa nhận là họ phải “đứng trên vai của những người khổng lồ”- tức là những người đã mở đường, gợi ý cho họ, mặc dù có thể họ đã gặp thất bại và chưa đi đến đích cuối cùng của con đường nghiên cứu, phát minh.

Hơn nữa, nhớ ơn, biết ơn người đã giúp đỡ mình chính là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lý làm người của con người. Một kẻ không biết nhớ ơn cội nguồn tổ tiên, không biết ghi nhớ và biểu hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người đã giúp đỡ mình chắc chắn không thể là một người phát triển hoàn thiện về tâm hồn, về nhân cách, không thể là một người biết sống đẹp, sống tốt.

Một nguyên nhân nữa giải thích vì sao mỗi người chúng ta cần biết sống ân nghĩa, ân tình đó là, nếu ta biết nhớ ơn và đền ơn người đi trước thì thế hệ đi sau sẽ học tập và làm theo chúng ta. Có ghi công và ghi ơn người có công thì lịch sử dân tộc mới được gìn giữ, những phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc mới được lưu truyền và phát huy qua các thế hệ, qua thời gian. | Thực tế đã chứng minh lối sống trọng tình trọng nghĩa, ghi nhớ công an được biểu hiện trong mọi phạm vi, nhỏ là trong gia đình, lớn là ngoài xã hội. D. Trong gia đình, con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ, khi trưởng thành biết đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đúng như câu ca dao .

Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng khi chúng ta cầm một quả chín, ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc cho cây ra trái ngọt; lúc uống dòng nước mát cần phải nhớ đến cội nguồn mà nước chảy ra. Hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ thì khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó hoặc có được thành công, cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình, đã tạo điều kiện cho mình có được kết quả tốt đẹp đó.

Trước hết, cần khẳng định hai câu tục ngữ này đã nêu lên một vấn đề hoàn toàn đúng đắn. Tại sao chúng ta cần phải nhớ ơn người đã giúp đỡ mình?

Lý do đầu tiên là trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Để có mặt trên cuộc đời này, ta phải có cha mẹ. Để biết đọc biết viết, biết nhận thức và khám phá thế giới xung quanh, ta phải có thầy cô, bạn bè. Hầu hết những gì ta đang có hoặc ta có thể làm được đều là kết quả của sự hy sinh của người đi trước, đều có những người khác đặt nền móng. Ngay cả những nhà, phát minh, sáng chế ra những thành tựu khoa học kĩ thuật vĩ đại nhất cũng thừa nhận là họ phải “đứng trên vai của những người khổng lồ”- tức là những người đã mở đường, gợi ý cho họ, mặc dù có thể họ đã gặp thất bại và chưa đi đến đích cuối cùng của con đường nghiên cứu, phát minh.

Hơn nữa, nhớ ơn, biết ơn người đã giúp đỡ mình chính là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lý làm người của con người. Một kẻ không biết nhớ ơn cội nguồn tổ tiên, không biết ghi nhớ và biểu hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người đã giúp đỡ mình chắc chắn không thể là một người phát triển hoàn thiện về tâm hồn, về nhân cách, không thể là một người biết sống đẹp, sống tốt.

Một nguyên nhân nữa giải thích vì sao mỗi người chúng ta cần biết sống ân nghĩa, ân tình đó là, nếu ta biết nhớ ơn và đền ơn người đi trước thì thế hệ đi sau sẽ học tập và làm theo chúng ta. Có ghi công và ghi ơn người có công thì lịch sử dân tộc mới được gìn giữ, những phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc mới được lưu truyền và phát huy qua các thế hệ, qua thời gian. Thực tế đã chứng minh lối sống trọng tình trọng nghĩa, ghi nhớ công an được biểu hiện trong mọi phạm vi, nhỏ là trong gia đình, lớn là ngoài xã hội.

Trong gia đình, con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ, khi trưởng thành biết đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đúng như câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bên cạnh đó, những ngày cúng giỗ những người đã khuất hoặc tiết Thanh minh (mùng 3 tháng 3 âm lịch) là biểu hiện cụ thể của sự nhớ về tổ tiên, dòng họ.

Trong xã hội, đạo lý nhớ ơn, đền đáp những người có công với nhân dân, với đất nước được thể hiện phong phú trong các phong tục, các ngày lễ tết truyền thống. Đó là những ngày lễ hội thường được tổ chức ở các địa phương để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc hay cúng các vị Thành hoàng làng- những người đầu tiên lập nên vùng quê đó, tạo dựng nên cuộc sống no ấm cho người dân. Đó là ngày Quốc giỗ mùng 10 tháng 3 âm lịch (giỗ Tổ Hùng Vương) mà “dù ai đi ngược về xuôi” cũng vẫn nhớ về như một niềm ngưỡng vọng, tôn kính thiêng liêng đối với nguồn gốc lịch sử dân tộc. Đó còn là những ngày lễ lớn như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày Thương binh liệt sĩ 27/7; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày Thầy thuốc Việt Nam…

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn của mình với người khác? Có thể nói, cách biểu hiện, bày tỏ lòng biết ơn rất đa dạng, phong phú: có thể bằng lời nói, bằng quà tặng hay bằng hành động cụ thể… Một lời nói chân thành, tha thiết của một người con đối với mẹ: “Mẹ ơi, con rất yêu mẹ!”. Một lời cảm ơn đối với một người bạn đã khuyên bảo, giúp đỡ mình những lúc khó khăn. Một lá thư hỏi thăm thầy cô giáo cũ. Những bó hoa tươi thắm dâng lên Đài tưởng niệm các liệt sĩ. Những ngôi nhà tình nghĩa xây tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng sống neo đơn… Tất cả đều là biểu hiện đẹp đẽ của đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hình thức biểu hiện có thể khác nhau, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người. Điều quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành và mục đích trong sáng của người thể hiện.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, ta vẫn thấy tồn tại không ít những hiện tượng vô ơn bạc nghĩa đáng bị phê phán và lên án. Công luận xã hội đã từng rất bức xúc và lên án những đứa con đối xử bạo hành với cha mẹ già của mình, thậm chí nhốt giam mẹ trong nhà hoặc đuổi cha mẹ ra ngoài đường. Có những người rất thành đạt nhưng lại vô tình quên đi những người đã nâng đỡ, động viên mình từ những ngày gian khó…

Không chỉ thế, khi xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại thì lối sống thực dụng đã len lỏi vào trong mọi mối quan hệ, thậm chí làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống. Có những người lợi dụng danh nghĩa là “trả ơn” để tư lợi cá nhân, thậm chí hành động phạm pháp (hối lộ). Những hành động đó làm mất đi ý nghĩa thực sự của những mối quan hệ giữa con người với con người, làm cho xã hội nảy sinh nhiều tệ nạn xấu. Xã hội cần lên tiếng cảnh báo và xử lý nghiêm những hành động đó.

Như vậy, hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là những lời khuyên quý báu, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi con người Việt Nam. Còn đối với mỗi học sinh chúng ta, biết ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè không chỉ được thể hiện qua những lời nói ân nghĩa mà còn cần phải biếu hiện bằng hành động cụ thể, bằng nỗ lực vươn lên đạt kết quả tốt nhất trong học tập, trở thành người có ích cho xã hội. Đó mới là điều mà cha mẹ, thầy cô, bạn bè và xã hội mong mỏi ở mỗi chúng ta.

 

0
0
Nguyễn Xuân Anh Đức
01/03/2022 07:56:52
Hằng năm,con người Việt Nam luôn tổ chức lễ hội Hùng Vương để tưởng nhớ vua Hùng,lễ hội Gò Đống Đa để tưởng nhớ vua Quang Trung

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Toán học Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Toán học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư