Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương của Tế Hanh trong đoạn thơ sau

Đề 1: Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương của Tế Hanh trong đoạn thơ sau:
“ Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                            Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

                                           Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
         Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
         Thoáng thấy con thuyền rẽ sóng ra khơi
     Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
                                 ( Quê hương- Tế Hanh)
1.Mở bài:
-    Giới thiệu tác giả: Tế Hanh là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng  nỗi buồn với tình yêu quê hương tha thiết
-    GT tác phẩm: Tiêu biểu cho phong cách ấy là bài thơ “ Quê hương”  sáng tác năm 1939, in trong tập “ Nghẹn ngào”
-    Nội dung chính ( lấy ở ghi nhớ hoặc lấy ở kết quả cần đạt): Bằng những lời thơ bay bổng, giàu cảm xúc bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển trong đó nổi bật lên là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cuộc sống lao động sinh hoạt làng chài. Qua đó bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của nhà thơ
-    Ấn tượng với bạn đọc hơn cả là tình yêu quê hương của Tế Hanh được thể hiện qua đoạn thơ cuối của bài thơ.
-    Cách 2:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
                 (Quê hương – Đỗ Trung Quân)
       Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào. Chính cái vùng quê miền biển đầy nắng và gió, đã in sâu trong lòng Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ “Quê Hương” của ông. Ấn tượng với bạn đọc hơn cả là tình yêu quê hương của Tế Hanh được thể hiện qua đoạn thơ cuối của bài thơ.
2.TB
a.Khái quát:
- Bài thơ “ Quê hương”  sáng tác năm 1939.  Hai câu thơ đầu  của bài thơ là lời giới thiệu của nhà thơ về làng quê của mình. Sáu câu thơ tiếp tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Tám câu thơ tiếp là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Bốn câu thơ cuối là tình cảm của nhà thơ với quê hương. Đoạn thơ trên là mười hai câu thơ cuối của bài thơ
b.ĐV 2:
c. Đv 3:
d. Đánh giá NT
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.264
2
0
Phonggg
03/03/2022 07:48:17
+5đ tặng

uê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy, bài thơ “Quê hương” là thành công khởi đầu rực rỡ.

 

Tế Hanh đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết:

 

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

 

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

 

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

 

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” - câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

 

 
“Quê hương” của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k