Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt phôi và phoi trong gia công cắt gọt kim loại

phân biệt phôi và phoi trong gia công cắt gọt kim loại
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
998
2
1
Mai
05/03/2022 20:34:06
+5đ tặng
Phoi vụn

Nếu các phoi được hình thành là những mảnh vật liệu rời rạc có hình dạng khác nhau, các mảnh vật liệu này không liên kết với nhau hoặc liên kết với nhau rất yếu thì được gọi là phoi vụn.

Phoi vụn có thể được hình thành bởi các yếu tố sau:

  • Khi phôi là vật liệu giòn như gang, đồng.
  • Tốc độ cắt thấp.
  • Góc cắt nhỏ.
  • Tốc độ tiến dao lớn và phoi dày.
  • Chiều sâu cắt lớn.
  • Lực ma sát lớn giữa dụng cụ cắt và phôi.

Với những vật liệu là kim loại giòn, phoi vụn giúp hoàn thiện bề mặt tốt hơn, cũng như tăng tuổi thọ của dụng cụ. Tuy nhiên nếu phoi vụn hình thành trên các phôi vật liệu kim loại dễ uốn thì sẽ khiến độ hoàn thiện bề mặt kém, độ mài mòn dụng cụ cắt cũng tăng lên.

Phoi dây

Phoi dây là phoi có dạng dây dài, không bị gãy vụn, độ nhẵn các bề mặt phoi là tương đối như nhau và không có hoặc rất ít răng cưa. Các phoi loại này được hình thành do sự biến dạng dẻo liên tục của kim loại mà không bị gãy ở phía trước của lưỡi cắt.

Phoi dây có thể được hình thành bởi các yếu tố sau:

  • Phôi là vật liệu có độ dẻo cao, độ cứng thấp.
  • Tốc độ cắt cao.
  • Chiều dày của phoi nhỏ.
  • Góc cắt lớn.
  • Chiều sâu cắt nhỏ.
  • Ma sát giữa dụng cụ cắt và vật liệu phôi thấp.

Phoi dây giúp bề mặt hoàn thiện tốt hơn, sinh nhiệt ít trong gia công, tuổi thọ dụng cụ cắt dài hơn. Tuy nhiên phoi dây nếu không xử lý tốt thì dễ gây vướng phoi, mắc phoi ảnh hưởng đến quá trình gia công và có thể gây hỏng dụng cụ cắt.

Phoi xếp

Phoi xếp được hình thành với từng đoạn ngắn, phía bề mặt phoi trượt lên mặt trước của dao có độ nhẵn cao, còn phía đối diện thì lại gồ ghề có dạng răng cưa. Các phần tử vật liệu trong dạng phoi này liên kết với nhau tương đối bền vững.

Phoi xếp có thể được hình thành bởi các yếu tố:

  • Vật liệu phôi có độ cứng vừa phải, ít độ dẻo với vận tốc cắt trung bình.
  • Hoặc vật liệu phôi dẻo ở tốc độ cắt thấp, chiều dày cắt lớn và góc cắt lớn.

Trong quá trình gia công, chất lượng bề mặt khi cắt ra phoi xếp thấp.

Sự co rút của phoi

Phoi sau khi tách khỏi phôi do bị biến dạng nén nên sẽ có chiều dài ngắn hơn chiều dài cắt và theo định luật biến dạng khối Poisson thì bề dày sẽ dày hơn. Hiện tượng này được gọi là sự co rút của phoi, có thể nhận biết bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài của phoi. 

  • Hệ số co rút của phoi có thể được tính theo công thức: K=Lo/L

Trong đó:

  • Lo là chiều dài cắt trên bề mặt gia công (quãng đường đi được của dao trên phôi) (mm)
  • L là chiều dài thực của phoi (mm).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×