Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam-Bắc triều như thế nào

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 23 : Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Câu 1: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam-Bắc triều như thế nào?

   A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.

   B. Kinh tế nông nghiệp giảm sút, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

   C. Kinh tế nông nghiệp bình thường, đời sống nông dân ổn định.

   D. Kinh tế nông nghiệp thất thường, mất mùa xen kẽ với được mùa.

Câu 2: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn tích cực phát triển nông nghiệp nhằm mục đích chính là gì?

   A. An cư lạc nghiệp, làm giàu cho chúa Nguyễn.

   B. Chiêu mộ dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong.

   C. Xây dựng cơ sở vật chất mạnh để chống lại họ Trịnh.

   D. Sản xuất được nhiều nông sản để buôn bán, trao đổi với nước ngoài.

Câu 3: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?

   A. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp.

   B. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn.

   C. Tha tô thuế binh dịch 3 năm.

   D. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang.

Câu 4: So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài

   A. phát triển hơn.

   B. ngưng trệ hơn.

   C. ngang bằng.

   D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.

Câu 5: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?

   A. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân ước ngoài.

   B. Bế quuan tỏa cảng, không cho giao thương với ngưới nước ngoài.

   C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.Về sau hạn chế ngoại thương.

   D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài.

Câu 6: Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?

   A. Phố Hiến.

   B. Hội An.

   C. Vân Đồn.

   D. Đomea.

Câu 7: Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao?

   A. Đạo giáo.

   B. Phật giáo.

   C. Ki-tô giáo.

   D. Nho giáo.

Câu 8: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?

   A. Alexandre de Rhôdes.

   B. Chúa Nguyễn.

   C. Chúa Trịnh.

   D. Vua Lê.

Câu 9: Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa?

   A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.

   B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ do thám nước ta.

   C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

   D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 22 (có đáp án): Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền .Thế kỉ XVI - XVIII

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân bùng bổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

   A. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loại. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

   B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.

   C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.

   D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.

Câu 2: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?

   A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.

   B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.

   C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

   D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là:

   A. khởi nghĩa Trần Tuân.

   B. khởi nghĩa Lê Hy.

   C. khởi nghĩa Phùng Chương.

   D. khởi nghĩa Trần Cảo.

Câu 4: Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?

   A. Lật đổ nhà Lê sơ.

   B. Bị dập tắt nhanh chóng nên không có ý nghĩa gì.

   C. Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

   D. Tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ ở địa phương.

Câu 5: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

   A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.

   B. Nhà Mạc với nhà Lê.

   C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.

   D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 6: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?

   A. Mất hết quyền lực.

   B. Vẫn nắm truyền thống trị.

   C. Quyền lực bị suy yếu.

   D. Cũng nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.

Câu 7: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống nhân dân?

   A. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, ruộng đồng bị bỏ hoang, nhiều người chết đói.

   B. Đất nước bị chia cắt.

   C. Nông dân không tham gia vào chiến tranh nên không bị ảnh hưởng gì.

   D. Nông dân nhân cơ hội này đứng lên lật đổ chính quyền nhà Mạc.

Câu 8: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào?

   A. Từ năm 1545 đến năm 1592.

   B. Từ năm 1545 đến năm 1627.

   C. Từ năm 1627 đến năm 1672.

   D. Từ năm 1627 đến năm 1692.

Câu 9: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

   A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

   B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

   C. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.

   D. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Câu 10 : Ở Đàng Trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:

   A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.

   B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.

   C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.

   D. củng cố cơ sở cát cứ.

Câu 11: Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là:

   A. vua Lê.

   B. chúa Trịnh.

   C. chúa Nguyễn.

   D. vua Lê – chúa Trịnh.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
791
2
0
Nguyễn Nguyễn
09/03/2022 14:07:10
+5đ tặng
1c
2b
3b
4d
5b
6c
8a

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×