Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu rõ nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, hậu quả, cách phòng tránh bệnh đau mắt hột

Nêu rõ nguyên nhân , triệu chứng , đường lây truyền , hậu quả , cách phòng tránh bệnh đau mắt hột. 
 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
290
1
0
Avicii
11/03/2022 21:10:39
+5đ tặng
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột và các bệnh viêm đường tiết niệu – sinh dục có hột ở người. Đây là nhóm vi khuẩn gram âm có hai axit nhân ADN và ARN, chịu tác dụng của một số kháng sinh và Sulfamid. Vi khuẩn đau mắt hột có 15 tuýp huyết thanh khác nhau. Trong đó, tuýp A, B, Ba, C truyền bệnh từ mắt sang mắt, gây bệnh đau mắt hột lưu địa (bệnh đau mắt hột có thể gây mù).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ღ_Hyejin_ღ
11/03/2022 21:18:27
+4đ tặng
Nguyên nhân gây bệnh mắt hột

 

Bệnh mắt hột là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatisgây ra. Một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh mắt hột bao gồm:

  • Chlamydia Trachomatis ngoài gây bệnh ở mắt ra còn có thể gây bệnh ở đường tiết niệu sinh dục có hột ở người. Chúng có 15 tuýp huyết thanh khác nhau có thể gây bệnh ở mắt, đường sinh dục.
  • Khả năng tồn tại của vi khuẩn này rất tốt trong môi trường lạnh có thể sống hàng tuần ở môi trường có nhiệt độ thấp, với nhiệt độ cao chúng chết ở 50 độ C trong vòng 15 phút. Ngoài cơ thể người, không tồn tại được quá 24 giờ.

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Điều kiện sống thấp tạo điều kiện cho các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển.
  • Sống trong điều kiện đông đúc. Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn và khả năng lây lan dễ dàng hơn.
  • Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt là ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn.
  • Tuổi tác: Trẻ từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là 1 trong các nguyên nhân gây bệnh mắt hột
3. Triệu chứng bệnh mắt hột

 

Biểu hiện xuất hiện thường cả 2 bên mắt bao gồm các triệu chứng như:

  • Ngứa mắt nhẹ, sưng mí mắt, kích ứng mắt và mí mắt.
  • Có nhiều gỉ mắt chứa nhiều nhầy hoặc dịch mủ.
  • Cảm giác đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy.
  • Xuất hiện hột ở mắt: Là những tổ chức hình tròn, hơi nổi lên, màu xám trắng và có mạch máu ở phía trên. Vị trí thường xuất hiện ở kết mạc mi trên hoặc có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, rìa giác mạc. Thường có nhiều hột, kích thước có thể không đều, từ 0,5-1mm.
  • Xuất hiện nhú gai với đặc điểm: Là những khối có hình đa giác, màu hồng, có 1 trục mạch máu ở giữa, toả ra các mao mạch ở xung quanh.
  • Sẹo: Xuất hiện điển hình là ở kết mạc mi trên, là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới. Đây là tổn thương chứng tỏ bệnh mắt hột đã tiến triển lâu. Khi có sẹo ở kết mạc mi trên sẽ làm cho lông mi bị mọc ngược vào, chà xát vào giác mạc gây tổn thương, viêm nhiễm tái phát ảnh hưởng tới thị lực.

4. Phương pháp điều trị bệnh mắt hột

 

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng giai đoạn và đặc điểm hiện tại của người bệnh. Gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa.

4.1 Điều trị nội khoa

 

Bệnh do vi khuẩn nên cần phải sử dụng kháng sinhđể điều trị. Các lựa chọn điều trị kháng sinh được đưa ra bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh azithromycin dùng một liều trong vòng 1 năm, nhắc lại sau từ 6 tháng đến 1 năm sau đó do bệnh có khả năng tái phát. Phương pháp này ưu điểm là có tác dụng tốt, dễ uống, chỉ có một liều nên không bị quên. Tuy nhiên, thuốc không dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 1 tuổi và trẻ có cân nặng dưới 8kg...
  • Uống kháng sinh erythromycin: Sử dụng 3 ngày trên lần trong vòng 3 tuần liền.
  • Tra mỡ tetracyclin 1%: Tra 2 lần mỗi ngày liên tục trong vòng 6 tháng. Phương pháp này cũng khá đơn giản nhưng kéo dài nên bệnh nhân có thể bị quên thuốc.

Ngoài một trong 3 biện pháp đặc hiệu trên thì khi điều trị nội khoa cần lưu ý:

  • Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng nước sạch, đặc biệt vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân và vệ sinh mắt với các thành viên trong gia đình.
  • Kết hợp điều trị cả cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cần làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không nên tự ý điều trị và lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Tra nước mắt nhân tạo để chống khô mắtvà bổ sung đầy đủ vitamin.

Duy trì tra nước mắt nhân tạo để chống khô mắt
4.2 Điều trị ngoại khoa

 

Khi xuất hiện lông quặm thì cần kết hợp với phẫu thuật mổ quặm. Để hạn chế nguy cơ biến chứng do lông quặm gây ra.

Bệnh do vi khuẩn gây ra nên cần chủ động phòng ngừa bằng cách vệ sinh cơ thể và mắt sạch sẽ bằng nước sạch mỗi ngày. Nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để được điều trị sớm.

Để khám và điều trị các bệnh về mắt, quý khách có thể đến chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Khoa có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm kiểm tra tật khúc xạ, khám tổng quát, siêu âm chẩn đoán, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, nhãn khoa cũng có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn.

0
0
Azinomoto
11/03/2022 21:20:15
+3đ tặng
1:

Nguyên nhân triệu chứng và hậu quả của bệnh đau mắt hột:
*Nguyên nhân: Mặc dù đau mắt hột được gây ra bởi một loại vi khuẩn nhỏ ký sinh trùng, do vệ sinh kém, sử dụng  nước không vệ sinh cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống trong vùng. Đau mắt hột là bệnh cổ xưa và đã từng phổ biến trên toàn thế giới, ngoại trừ ở vùng khí hậu lạnh hơn.
Đau mắt hột lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi, cổ họng hoặc với người có bệnh đau mắt hột, hay gián tiếp qua ruồi hoặc côn trùng khác. Nguyên nhân chung là do vệ sinh kém, nguồn nước không hợp vệ sinh. Nó là phổ biến nhất ở trẻ nhỏ (3-5 tuổi), người lây cho anh chị em, bố mẹ, và bạn cùng chơi.
*Triệu chứng: hiện tượng tấy đỏ và chảy nước mắt, long mi quặp, cộm mắt. Thường bệnh đau mắt hột không có nhiều triệu chứng rõ ràng mà còn tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có những triệu chứng khác nhau.
*Hậu quả: người bị đau mắt hột , mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×