Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những tiêu chí nội dung cho một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng

những tiêu chí nội dung cho một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng
1 trả lời
Hỏi chi tiết
177
1
0
Phương Dung
13/03/2022 08:27:32
+5đ tặng
Thứ nhất, tác phẩm phải có đề tài hay, một đề tài hay phải có ba tiêu chí là đúng, trúng và hấp dẫn. Điều này thường được thể hiện ngay trong tiêu đề bài báo hoặc trong phần giới thiệu tác phẩm. Đúng ở đây là đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chỉ cần đọc đầu đề bài báo, biết là đúng hay không. Còn trúng là trúng chỉ đạo của Trung ương, của Bộ, ngành, của cấp ủy địa phương. Trúng ở đây có nghĩa là trúng với điều mong đợi của công chúng bạn đọc, bạn nghe đài, xem truyền hình muốn được biết, được hiểu, được tham gia. Đề tài hấp dẫn là đề tài có tính mới, lạ, tính thời sự cao, có tính thiết thực, đáp ứng ngay nhu cầu bức thiết của công chúng.

Thứ hai, tác phẩm phải có nội dung thiết thực, chân thực và giàu chi tiết báo chí. Một tác phẩm có tiêu đề hay, đề tài hay, nhưng nội dung nghèo nàn, sơ lược; nội dung không sát với tiêu đề, không thiết thực với mong muốn nóng hổi của công chúng, sẽ không được đánh giá cao.

Mặt khác, tác phẩm có đề tài hay, thể hiện tốt nhưng nội dung thiếu chân thực, thiếu độ tin cậy, sẽ không được đón nhận, thiếu độ tin cậy, sẽ không được đón nhận, không được đánh giá cao. Nội dung tác phẩm có tính thiên vị, có tính áp đặt hay không chắc chắn, cũng dễ bị bỏ qua, dù cho tên bài hấp dẫn, thu hút.

Tác phẩm nếu thiếu chi tiết báo chí sinh động, chi tiết đắt, có tính đại diện cao, tính khái quát cao, cũng sẽ không thu hút được công chúng và Hội đồng giám khảo Giải. Bỏ qua chi tiết, bài báo khó đứng vững, khó thuyết phục công chúng…

Thứ ba, tác phẩm phải có chiều sâu, phải đi hết vấn đề. Nhiều tác phẩm có đề tài tốt, đầu đề hay, giới thiệu hấp dẫn, nhưng rất tiếc tác giả lại không đào sâu được vấn đề, không đẩy hết tầm của vấn đề. Người đọc, người xem có cảm giác hụt hẫng, thất vọng. Điều này thường do tác giả chưa đủ tầm khái quát và đào sâu chủ đề, chi tiết.

Mặt khác, vấn đề được phản ánh phải xứng tầm của chủ đề tác phẩm. Nêu chủ đề nghe hấp dẫn, gây tò mò, hào hứng, nhưng chi tiết và vấn đề được phản ánh lại không có tính đại diện, thậm chí ngược lại, phản tác dụng.

Thứ tư, tác phẩm phải mang đậm dấu ấn lao động của nhà báo. Các tác phẩm đoạt giải BCQG cho thấy tác giả đã đầu tư công sức như thế nào? Tích lũy tư liệu, khai thác thông tin, xử lý thông tin ra sao? Lao động của nhà báo còn cho thấy sự dấn thân của nhà báo, sự hiểu biết của nhà báo với đề tài mình thể hiện. Lao động nhà báo ở đây còn thể hiện quá trình theo dõi, trăn trở, nuôi và bám đề tài: Khi nào, ở đâu, gặp ai, với phương tiện gì, điều kiện gì, trở ngại gì…

Thứ năm, tác phẩm phải được thể hiện đúng đặc trưng và ngôn ngữ thể loại, phù hợp đặc trưng loại hình báo chí. Nhiều tác phẩm ghi là phóng sự nhưng thực chất là bài phản ánh đơn thuần, không hề có chất phóng sự, không có chi tiết sinh động. Tác phẩm ghi là điều tra, nhưng thực ra lại là phóng sự, vì không có bất cứ dấu hiệu điều tra nào của tác giả.

Có những tác phẩm ghi là phỏng vấn dài cả mấy trang, nhưng không thể hiện đầy đủ đặc trưng một tác phẩm phỏng vấn (là câu chuyện hỏi đáp có chủ đề giữa hai người, do phóng viên làm chủ, dẫn dắt…), mà chỉ là ghép câu hỏi gửi trước với câu trả lời. Thậm chí là chèn câu hỏi vào một tài liệu báo cáo đầy những con số dài dòng rồi ghi là phỏng vấn. Hoặc có ba, bốn câu hỏi thì đều là “xin đồng chí cho biết”.

Ngôn ngữ thể loại còn là phong cách riêng của nhà báo. Với những phóng sự đoạt Giải quốc gia, tác giả cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ văn học và báo chí thành thục, giàu biểu cảm nhưng hoàn toàn chân thực, sinh động, cụ thể, gợi mở nhưng không sáo rỗng.

Đặc biệt, tác phẩm đoạt Giải BCQG phải đáp ứng yêu cầu ngôn ngữ loại hình báo chí. Những tác phẩm phát thanh dài tới 6-7 phút nhưng chỉ có 1 tiếng động; những phóng sự truyền hình nghèo hình nhân vật, hiện trường mà thừa lời và hình phóng viên; những tác phẩm báo in kín chữ trên mặt báo nhưng thiếu ảnh, thiếu box dữ liệu, thiếu sapo, infographic… đều sớm bị loại, cho dù đề tài có thể hay.

Thứ sáu, sử dụng ngôn ngữ và thể loại báo chí một cách sáng tạo, kết hợp đa phương tiện. Khả năng vận dụng thành ngữ, tục ngữ Việt nam, sử dụng vốn từ phong phú, chính xác sẽ làm tăng sức hút của tác phẩm báo chí với công chúng và giám khảo.

Nhiều tác phẩm đoạt Giải BCQG thường là tác phẩm nhiều kì, sử dụng đan xen nhiều thể loại báo chí trong loạt bài (Giải BCQG 2018 có tới hơn 70% tác phẩm đoạt giải là loại bài từ hai kỳ trở lên). Đây là sự phát triển thể loại báo chí trong thời đại ngày nay.

Cuối cùng tác phẩm đoạt Giải cần sử dụng các công cụ đa phương tiện (như video clip, audio, ảnh…) để tăng độ hấp dẫn và tương tác có thể. Tác phẩm cần được thể hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản, có tính phát hiện vấn đề, có tầm ảnh hưởng xã hội. Cách viết ngày càng ngắn gọn, thông tin đa chiều hơn, thực tế hơn, cách thể hiện truyền hình và phát thanh cũng ngày càng hấp dẫn hơn.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo