Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích câu nghi vấn trong đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ). Phân tích câu nghi vấn trong bài thơ Ông Đồ (Vũ Đình Liên). Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật câu cầu khiến

Bài 1:
a) Phân tích câu nghi vấn trong đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ)
b) Phân tích câu nghi vấn trong bài thơ Ông Đồ (Vũ Đình Liên)
Bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật câu cầu khiến
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.052
18
19
Thiện Lê
13/04/2017 12:51:15
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
……………………………………………………
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”…Nhớ cảnh rừng thiêng “bóng cả, cây già” nơi hùm thiêng từng ngự trị, rồi nhớ đến kỉ niệm cuả một thời oanh liệt, nhớ “những đêm vàng bên bờ suối”, nhớ những “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…”, nhớ “những bình minh cây xanh nắmg gội”…. nhớ “những chiều lênh láng máu sau rừng”. Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảng khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển có ít nhiều cách tân sáng tạo.
Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung thỏa thích bên bờ suối:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mỗi đứng uống ánh trăng tan ?”
Hai chữ “nào đâu” phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đep. Đã lùi vào quá vãng, biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên họa, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trang chan hòa trên dòng suối tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối.
Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung lặng ngắm cảnh giang san nơi mình ngự trị, xúc động cảm thấy giang san đổi mới. Chữ “đâu” lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ “ta” thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang tầm vóc “bốn phương ngàn”. Kỉ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không ngẩn ngơ sao không nuối tiếc?
Kỉ niệm thứ ba là giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: “Bình minh cây xanh nắng gội” hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?”
Bức tranh này đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng của bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát cảu cây rừng, có tiếng ca tưng bững của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các điệp thanh “bình-minh” “tưng-bừng”hòa thanh với vần lưng “ca-ta”như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng đầu tiên, điệp từ “đâu”với câu hỏi tu từ cất lên như một lới than nhớ tiếc xót xa kỉ niệm đẹp với ngày xưa, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh…, rồi hổ nhớ những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ trời chiều không đỏ rực mà “lênh láng máu sau rưng”. Mặt trời không lặn mà “chết”. Phút chờ đợi của chúa sơn lâm trong khoảnh khắc chiều tàn và hoàng hôn thật dữ dội. Chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút chờ đợi “lên đường” của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau dáu bấy nhiêu. Xưa là “tung hoành”là “vùng vẫy” nay là “tù hãm” là “nằm dài” trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nuối tiếc buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than: 
“Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài “Nhớ rưng”. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng oanh liệt. Nỗi xót xa tiếc nhớ của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người VN gần tám mươi về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo, đích đáng. Đặc biệt các điệp ngữ “đâu những” “còn đâu” “ta”, các câu hỏi tu từ và câu cảm thán đem đến bao hình ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có tứ mùa “xuân, hạ, thu, đông”; từ hữu “trúc, mai, lan, cúc”; tứ linh “long, lân, qui, phượng”.v.v…Bức tranh tứ bình trong “Nhớ rừng” rất đa dạng sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa, bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt, có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ nuối tiếc của một thời oanh liệt thời xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ánh trăng ta bên bờ suối lúc thì trầm tư lặng ngắm cảnh giang san qua màn mưa rừng. Có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện độc đáo.
Thơ đích thực để lại dấu ấn tâm hồn nghệ sĩ. Đoạn thơ trên đây đã để lại dấu ấn tâm hồn Thế Lữ tám mươi năm về trước – một hồn thơ lãng mạn tuyệt đẹp.Một niềm khao khát tự do cháy bỏng tâm hồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
22
19
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/04/2017 13:39:07
Dưới đây là bài phân tích đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
“Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Nhớ rừng – Thế Lữ

Tác phẩm “Mấy vần thơ” đã cắm một mốc son chói lọi trong nền “Thơ mới” Việt Nam, đã khẳng định vai trò tiên phong của Thế Lữ trong nền thi ca VN hiện đại. Bài thơ “Nhớ rừng” in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ kiệt tác mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn. 
Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. “Nhớ rừng” gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
……………………………………………………
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”…Nhớ cảnh rừng thiêng “bóng cả, cây già” nơi hùm thiêng từng ngự trị, rồi nhớ đến kỉ niệm cuả một thời oanh liệt, nhớ “những đêm vàng bên bờ suối”, nhớ những “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…”, nhớ “những bình minh cây xanh nắmg gội”…. nhớ “những chiều lênh láng máu sau rừng”. Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảng khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển có ít nhiều cách tân sáng tạo.
Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung thỏa thích bên bờ suối:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mỗi đứng uống ánh trăng tan ?”
Hai chữ “nào đâu” phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đep. Đã lùi vào quá vãng, biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên họa, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trang chan hòa trên dòng suối tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối.
Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung lặng ngắm cảnh giang san nơi mình ngự trị, xúc động cảm thấy giang san đổi mới. Chữ “đâu” lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ “ta” thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang tầm vóc “bốn phương ngàn”. Kỉ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không ngẩn ngơ sao không nuối tiếc?
Kỉ niệm thứ ba là giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: “Bình minh cây xanh nắng gội” hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?”
Bức tranh này đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng của bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát cảu cây rừng, có tiếng ca tưng bững của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các điệp thanh “bình-minh” “tưng-bừng”hòa thanh với vần lưng “ca-ta”như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng đầu tiên, điệp từ “đâu”với câu hỏi tu từ cất lên như một lới than nhớ tiếc xót xa kỉ niệm đẹp với ngày xưa, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh…, rồi hổ nhớ những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ trời chiều không đỏ rực mà “lênh láng máu sau rưng”. Mặt trời không lặn mà “chết”. Phút chờ đợi của chúa sơn lâm trong khoảnh khắc chiều tàn và hoàng hôn thật dữ dội. Chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút chờ đợi “lên đường” của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau dáu bấy nhiêu. Xưa là “tung hoành”là “vùng vẫy” nay là “tù hãm” là “nằm dài” trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nuối tiếc buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than: 
“Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài “Nhớ rưng”. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng oanh liệt. Nỗi xót xa tiếc nhớ của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người VN gần tám mươi về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo, đích đáng. Đặc biệt các điệp ngữ “đâu những” “còn đâu” “ta”, các câu hỏi tu từ và câu cảm thán đem đến bao hình ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có tứ mùa “xuân, hạ, thu, đông”; từ hữu “trúc, mai, lan, cúc”; tứ linh “long, lân, qui, phượng”.v.v…Bức tranh tứ bình trong “Nhớ rừng” rất đa dạng sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa, bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt, có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ nuối tiếc của một thời oanh liệt thời xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ánh trăng ta bên bờ suối lúc thì trầm tư lặng ngắm cảnh giang san qua màn mưa rừng. Có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện độc đáo.
Thơ đích thực để lại dấu ấn tâm hồn nghệ sĩ. Đoạn thơ trên đây đã để lại dấu ấn tâm hồn Thế Lữ tám mươi năm về trước – một hồn thơ lãng mạn tuyệt đẹp.Một niềm khao khát tự do cháy bỏng tâm hồn.
24
10
Nguyễn Hồng
13/04/2017 22:32:04
dạ mn, cảm ơn mn đã giúp mk giải bài tập. nhưng mn trả lời hơi lạc đề ạ. đề của em là phân tích tác dụng của câu nghi vấn ạ. xin lỗi vì e viết không rõ đề mong mọi người làm hộ giúp em nha! thanks

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×