Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu ý nghĩa câu nói

Nêu ý nghĩa câu nói '' Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một,sông có thể cạn,núi có thể mòn,song chân lí ấy không bao giờ thay đổi''

M.N giúp mk với mai mk thi rồi

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
188
2
0
Avicii
24/03/2022 20:29:09
+5đ tặng

Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp mà chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến chúng ta: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai
24/03/2022 20:29:26
+4đ tặng

Mỗi quốc gia trên thế giới đều phải trải qua những cuộc chiến gìn giữ và bảo vệ đất nước và chủ quyền dân tộc. Nhiều dân tộc chiến thắng và giữ gìn được nền độc lập của mình nhưng có những đất nước lại bị đô hộ hoá.

Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chúng ta đã phải trải qua bao cuộc đấu tranh mới có thể gìn giữ được đất nước tươi đẹp và toàn vẹn như ngày hôm nay. Để làm được điều đó, không chỉ có sự hy sinh anh dũng, cùng tinh thần dũng cảm mà còn có tình yêu nước thắm thiết cùng ý chí quyết tâm của toàn dân tộc ta.

Và chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó trong thông điệp “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
 

Câu nói này mang ý nghĩa sâu sắc có ý muốn nhắn nhủ rằng mọi thứ trên đời đều có quy luật riêng, cho dù sông có cạn, núi có mòn thì chân lý đó “tình yêu nước cùng tinh thần chung sức đồng lòng bảo vệ máu thịt của nhân dân Việt Nam” cũng không bao giờ thay đổi.

Chân lý này của chủ tịch Hồ Chí Minh tuy giản dị nhưng lại giàu tính triết lý. Mượn hình ảnh sông cạn, núi mòn, chủ tịch vĩ đại của chúng ta muốn khẳng định chắc nịch một chân lý bất di bất dịch. Không có bất cứ ai và bất cứ điều gì có thể thay đổi.

Dân tộc ta từ thuở còn Hùng Vương dựng nước cho đến nay đã trải qua bao thăng trầm, khó khăn, bao cuộc xâm lăng của giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, với lòng yêu nước vô bờ bến cùng truyền thống đánh giặc chống giặc. Dân tộc ra đã đập tan hết hy vọng của bọn cướp nước.

Lời khẳng định của Hồ chủ tịch như muốn nói lên tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc sẽ là sức mạnh giúp chúng ta chiến thắng tất cả mọi kẻ thù. Lịch sử đấu tranh của dân tộc đã cho ta thấy rõ điều đó. Với hơn một ngàn năm bị đô hộ bởi những kẻ thù phương bắc, chúng ta đã nổi dậy bằng chiến thắng của Ngô Quyền. Đặc biệt hơn là ba lần đánh giặc Nguyên Mông hùng mạnh, cùng những chiến thắng vô cùng oai hùng khác.
 

Chắc hẳn, không phải tự nhiên mà chúng ta có được những chiến thắng lẫm liệt đó. Tất cả chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc ta. Tinh thần đoàn kết cùng ý chí sắt đá quyết tâm bảo vệ chủ quyền đã tạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc Việt Nam có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược hiểm ác.

Chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” không chỉ nói lên tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn nói đến lòng yêu nước sâu sắc của con người Việt Nam cùng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn non sông, lãnh thổ này.

Bên cạnh đó thì nó còn thể hiện sự thống nhất đất nước về cả mặt lãnh thổ và nhà nước. Thống nhất không chỉ về chính trị, kinh tế mà còn thống nhất về mặt tư tưởng, văn hoá, xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×