Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu tục ngữ

Các em luyện để sau: Giải thích  câu tục ngữ : - Không thầy đố mày làm nên
- Uống nước nhớ nguồn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
- Có công mài sắt, có ngày nên kim 
- Có chí thì nên 
- Thất bại là mẹ của thành công 
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn 
- Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng 

Mỗi câu tục ngữ làm thang một bài văn nhé!
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
118
0
0
kngn
03/04/2022 20:04:07
+5đ tặng

1/ Uống nước nhớ nguồn , Ăn quả nhớ kẻ trồng cây :

Bạn biết đấy, có rất nhiều người luôn biết ơn, nhớ ơn những người đã đi, đã ra đi để cho đất nước chúng ta yên bình, phồn thịnh như bây giờ. Những người đó là những người có lòng biết ơn, nhớ ơn những người đã cho mình một cuộc sống chan hòa như bây giờ. Họ luôn làm theo đạo lí " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn."  Đây là đạo lí nói về lòng biết ơn đối với những người đi trước, từ thời ông cha ta để lại.

Đạo lí này giống như bài học rèn luyện cho chúng ta biết nhớ ơn là gì? Biết ơn như thế nào?."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Mọi người đều hiểu là chúng ta ăn một loại quả nào đó thì cần biết ơn đến người đã trồng nên cho chúng ta. Còn theo cách khác là chúng ta đang hưởng thụ thành quả thì cũng cần nhớ đến người đã tạo ra. Câu "Uống nước nhớ nguồn" cũng như vậy. Hai câu này cùng đi chung một hướng nói đến lòng biết ơn cao cả.

Trong lịch sử của chúng ta có rất nhiều lòng biết ơn. Lòng biết ơn đó nói đến các vị anh hùng, các vị tướng sĩ đã phải ra đi để lại cho đất nước chan hòa, yên vui, cho người dân có một cuộc sống no đủ, ấm no, hạnh phúc bên gia đình và người thân. Những người có công với đất nước đều được rất trân trọng và biết ơn. Lòng biết ơn của người dân rất cao cả.

Trong hiện tại của chúng ta cũng thế. Chúng ta cũng cần biết ơn những vị anh hùng, những chú bộ đội đã ra đi cho đất nước bình yên, hạnh phúc, không còn nghe những tiếng reo hò của những lũ bán nước, cướp nước nữa. Đó là những công lao to lớn của các chú bộ đội dũng cảm. Lòng biết ơn cũng rất xứng đáng ở hiện tại đây. Khi đất nước đang lâm nguy trong tình cảnh bị đại dịch COVID-19. Các y bác sĩ phải khổ công hết sức để có thể điều trị được những các mắc của dịch COVID-19 này. Những ca mắc ngày càng tăng lên đột ngột làm cho các y bác sĩ phải khổ hơn. Thấy tình cảnh của các y bác sĩ, người dân và những người đang điều trị rất biết ơn họ và đã lo cho họ, giúp họ trải qua những cơn đau của đợt dịch này.

Lòng biết ơn thật là cao cả đúng không các bạn?. Lòng biết ơn rất cao cả, nó cho ta mọi thứ nhưng phải biết ơn những người đã để lại, đã làm ra, đã trao tặng. Những lòng biết ơn rất xứng đáng, rất cao, rất cao thượng. Vì vậy hãy học và biết cách trân trọng, biết ơn những gì mà cha ông ta đã làm để cho ta có một cuộc sống tươi đẹp như thế này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim ​:

Bạn biết đấy, những gì chúng ta làm đều có mục đích để đến với nó. Để đạt được muốn đó chúng ta phải học, phải làm và biết phấn đấu. Trong làm việc, chúng ta cần có sự kiên nhẫn, chờ đợi. Nếu chúng ta không có những yếu tố đó thì chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc ngay, không muốn làm nữa vì chán nản. Vì vậy và cha ông ta đã đúc kết và tạo thành câu tục ngữ " Có công mài sắt có ngày nên kim". Nó nói lên sự kiên nhẫn, sự chờ đợi để dẫn đến thành công như ý muốn.

Câu tục ngữ này không muốn khuyên người ta mà muốn cho người ta hiểu được, biết được nó như thế nào? Thực hiện nó như thế nào là đúng?. Mọi người đều biết được rằng: Một cục sắt to như thế thì làm sao mà mài ra được một cây kim nhỏ bé tí tẹo như thế được. Chính ta nhờ sự kiên trì, nhẫn nại, chờ đợi để mài, mài làm cho cục sắt nhỏ, nhỏ dần đi để thành một cây kim nhỏ bé. Sự kiên trì mới tạo ra thành công.

Trong thực tế chúng ta đây, có rất nhiều người do không có đủ sự kiên nhẫn, sự nhẫn nại mà đã thất bại trong mọi sự việc để đi tới thành công. Nhiều người cũng đã học được sự kiên nhẫn mà đã thành công, một bước tiến mới cho họ. Trong học tập của chúng ta cũng thế, nếu chúng ta nhẫn nại, kiên trì thì sẽ học giỏi, còn nếu những bạn không có sự kiên trì thì sẽ trở nên thiếu suy nghĩ, học tập sa sút dần. Các anh chị khi có nghề cũng vậy, không kiên trì thì việc gì họ làm cũng thất bại. Kiên trì thì sẽ dẫn đến thành công.

Ở đất nước chúng ta có rất nhiều người có sự kiên trì. Trong hiện thức của chúng ta, đất nước của chúng ta đang bị đợt dịch COVID-19 lấn chiễm. Nó đã đem đi biết bao nhiêu là tính mạng người dân vô tội đang sống yên bình. Các y bác sĩ đã dốc hết tâm huyết của mình để chiến đấu chống lại đợt dịch COVID-19 này. Các y bác sĩ có tính kiên trì nên rất cố gắng để giúp người dân thoát khỏi vòng tay của thần chết. Nhờ tính kiên trì mà các y bác sĩ đã chữa trị gần hết các bệnh nhân. Người dân chúng ta cũng cần phải có tính kiên trì để chống lại đợt dịch COVID-19 này.

Chính vì thế chúng ta cần kiên trì nhẫn nại để cho đất nước trở nên yên bình thật sự. Cần kiên trì để dẫn đến thành công. Thành công không phải chỉ làm, làm và làm mà phải có sự kiên trì, nhẫn nại thì mới có thể thành công, thành công một cách thật sự.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lụt
03/04/2022 20:05:08
+4đ tặng

Trong cuộc sống đạo lý tôn sư trọng đạo luôn luôn được đề cao bởi lẽ như vậy là do người thầy người cô có công lao rất lớn đối với mỗi chúng ta, họ dạy chúng ta những bài học hay về kiến thức cũng như những kĩ năng làm người tốt, và có ích cho xã hội, chính vì vậy dân gian mới có câu: Không thầy đố mày làm nên.
Ở câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên mang nghĩa đen là nói về không có ngườ thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Thầy đã dạy dỗ chúng ta trong những trang giấy rồi dạy chúng ta là một người có ích cho xã hội, mỗi người chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của người thầy. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay bởi lẽ hình ảnh của người thầy luôn vang vọng và mang một ý nghĩa sâu rộng tới mỗi người, mỗi chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn đó, bởi không có người thầy dạy cho chúng ta những bài học hay thì chúng ta không thể trở thành những người có ích cho xã hội được.
Mỗi người chúng ta luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với người thầy, nó mang một ý nghĩa riêng và điều đó đã tác động rất lớn đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy vai trò của người thầy từ xưa đến nay, từ những bước chân lững chững tới trường chúng ta đã học được những bài học từ thầy cô, từ bài học làm quen với các con chữ đến những hình ảnh quen thuộc trong phép toán từ hình tròn hình vuông..., lên cao chúng ta được học phép cộng trừ nhân chia, thường thì để dễ hiểu cô đã lấy ví dụ rất linh hoạt về những thứ mà học trò có thể tưởng tượng, những bài học đó đã thấm vào trí óc của mỗi chúng ta, nếu không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo liệu rằng chúng ta có biết được những điều đó hay không.
Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta và nó hoàn toàn đúng, nó không chỉ mang lại cho chúng ta những bài học đường đời mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc, nhiều câu tục ngữ khác cũng nói về vị trí của người thầy trong mỗi chúng ta "muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy", hàng loạt những câu tục ngữ hay nói về vai trò của người thầy, mỗi chúng ta luôn luôn phải biết ơn và có những sự thành kính sâu sắc đối với người thầy đã từng dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ sự dạy dỗ đó mà chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội này.
Nhiều bài học đã mang lại những giá trị lớn lao cho chúng ta, từ những bài học từ sách vở thầy cô còn dạy dỗ cả những kiến thức từ thực tế, và đạo lý làm người, chúng ta không chỉ học được những bài học từ sách vở mà còn được học đạo lý làm người đó là một điều mang ý nghĩa lớn lao đối với mỗi chúng ta, nên làm những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, người thầy luôn chèo lái con đò trở nặng tri thức cho chúng ta, muốn phát triển hơn chúng ta cần phải yêu quý và có những sự biết ơn sâu sắc. Chúng ta bắt gặp trong cuộc sống này rất nhiều những trường hợp và điều đó đã mang lại cho họ nhiều giá trị cho cuộc sống này, cuộc sống trải qua muôn vàn những khó khăn, chính vì vậy nếu chúng ta biết tôn trọng những thành quả mà thầy đã dạy dỗ chúng ta sẽ trở thành những con người thực sự có ích cho xã hội này.
Nhiều thế hệ học sinh khi ra trường họ vẫn nhớ công ơn mà người thầy người cô đã từng dạy dỗ, để tri ân điều đó những ngày lễ tri ân ngày nhà giáo Việt Nam, họ đến thăm hỏi và quan tâm tới thầy cô đã từng dạy họ những điều hay, để đến ngày hôm nay họ thực sự trở thành một con người có ích cho xã hội, điều đó không chỉ làm cho họ tự hào về chính mình mà còn thực hiện và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, mỗi chúng ta đều phải noi gương điều đó. Ngoài những con người biết quý trọng và thành kính với người thầy đã từng dạy dỗ thì lại xuất hiện những con người không biết quý trọng điều đó, khi dạy dỗ xong họ coi thầy cô không ra gì đó là những con người làm tụt lùi xã hội này. Để khắc phục điều đó chúng ta luôn luôn phải rèn luyện bản thân để mình có thể trở thành một con người có ích cho xã hội, chính những điều đó làm cho chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta, đó là những bài học quý báu được chúng ta phát huy và lưu truyền một cách mạnh mẽ, để có được những điều đó chúng ta cần tôn trọng và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư