Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nộp báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

Nộp báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học (theo mẫu).

Nộp báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học (theo mẫu).

Mẫu:

Họ và tên học sinh (viết tắt/kí hiệu học sinh do giáo viên tự đặt):

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ:

Lý do tư vấn, hỗ trợ:

1.   Thu thập thông tin của học sinh về:

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi

- Khả năng học tập

- Sức khỏe thể chất

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô)

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

- Điểm mạnh?Hạn chế

- Sở thích

- Đặc điểm tính cách

- Mong đợi …

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh

3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguyên nhân, điều kiện duy trì vấn đề đó)

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ

- Hướng tư vấn, hỗ trợ (chỉ rõ việc lựa chọn hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức nào?)

- Nguồn lực (chỉ rõ các nguồn lực hỗ trợ việc tư vấn của giáo viên như BGH hay chuyên gia, cha mẹ HS….)

- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.269
2
0
Phùng Minh Phương
04/04/2022 10:30:23
+5đ tặng

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,

HỖ TRỢ HỌC SINH

TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LỚP 2

 

Thông tin của học sinhNGUYỄN VĂN A

* Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ:

Lý do tư vấn, hỗ trợ:

A là con trai út trong gia đình có hai anh em. Năm học lớp 1, A được đánh giá là một học sinh ngoan, chăm chỉ, hòa đồng với bạn bè. Có ý thức trong học tập. Tuy nhiên, sang lớp 2 do ba mẹ li hôn, em sống với ba và anh trai. Ba đi làm từ sáng đến tối mới về. Anh trai đi học, A phải ở nhà một mình, em phải tự lo việc ăn uống cũng như học tập. Kể từ đó A thường xuyên đi học trễ, hay ngủ gật trong lớp, mất tập trung thụ động trong học tập và không hoàn thành những nhiệm vụ cô giao.

1. Thu thập thông tin của học sinh về:

Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ngoan, lễ phép, dễ xúc động.(quan sát, phỏng vấn)

- Khả năng học tập: Lớp 1 thì hoàn thành được các nhiệm vụ học tập nhưng hiện tại chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của lớp, của nhóm; tiếp thu bài chậm, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.(hồ sơ, quan sát)

- Sức khỏe thể chất: thường xuyên mệt mỏi, ngủ gật trong lớp.(quan sát)

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô: Trước đây hòa đồng, vui vẻ, hiện tại ít nói(quan sát)

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Thiếu tình thương của mẹ, cha và anh trai ít quan tâm, chăm sóc. (phỏng vấn)

- Điểm mạnh, hạn chế: biết tự nấu ăn, vệ sinh cá nhân; chưa biết học tập và sinh hoạt đúng giờ (phỏng vấn)

- Sở thích: thích chơi rô bôt (phỏng vấn)

- Đặc điểm tính cách: trung thực.(quan sát)

- Mong đợi : Được ở với ba mẹ và anh.

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:

- Tiếp thu bài chậm, không hoàn thành nhiệm vụ, mất tập trung.

- Phải tự phụ vụ bản thân từ học tập đến ăn uống.

- Đi học trễ, hay ngủ gật

- Ít tương tác với thầy cô, bạn bè.

- Thể trạng yếu.

3. Xác định vấn đề của học sinh

Khó khăn trong học tập: Tiếp thu bài chậm, không hoàn thành nhiệm vụ, mất tập trung do thiếu sự quan tâm của gia đình về ăn uống, học tập và sinh hoạt của em A.

- Đi học trễ, hay ngủ gật do ngủ không đủ giấc, không có người nhắc nhở.

- Ít tương tác với thầy cô, bạn bè vì mệt mỏi, buồn chán, không nắm vững nội dung học tập.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ:

* Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:

Em A đi học đúng giờ, không còn ngủ gật trong lớp;

- Tiếp thu được bài học, hoàn thành nhiệm vụ, tập trung trong giờ học.

- Học tập tích cực, hợp tác với thầy cô, bạn bè.

* Hướng tư vấn, hỗ trợ :

Hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức bảo mật, tôn trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm.

- Gặp gỡ ba, mẹ và anh của A để trò chuyện giúp họ hiểu được những khó khăn mà A đang gặp phải; cung cấp một lịch biểu ghi chú những nội dung cần hỗ trợ cho A;

- Từng bước giúp A nhận ra được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia học tập cũng như thực hiện đúng nội quy trường lớp để em dần thực hiện một cách tự giác.

*Nguồn lực :

- GVCN, gia đình học sinh, GV bộ môn, HS trong lớp.

Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh :

- Vào đầu tuần thứ 5 mời phụ huynh đến trường gặp gỡ, trao đổi chi tiết những khó khăn mà em A đang gặp phải cũng như thống nhất cách giúp đỡ em khắc phục khó khan đó.

- Sau đó mỗi ngày giáo viên sẽ kết hợp nhắn tin hoặc gọi điện qua zalo nhắc nhở nội dung học tập hằng ngày cũng như thông báo tình hình của em ở lớp (nếu có bất thường) .

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh :

Sử dụng phương pháp trò chuyện, kể chuyện, thuyết phục, trực quan.

*GVCN.

- Trò chuyện, tâm sự với A, chia sẻ những khó khăn mà em đang gặp phải.

- Trò chuyện, động viên để A hiểu và chấp nhận hoàn cảnh thực tế của gia đình hiện tại, những khó khăn trong cuộc sống mà em cần đối diện và nỗ lực.

- Kể cho A nghe một số tấm gương biết vượt lên hoàn cảnh để tạo động lực cho em.

- Hướng dẫn , hỗ trợ để A có thể tự hoàn thành các bài tập trên lớp.

- Gặp gỡ ba của A để trao đổi, đề nghị quan tâm, chăm sóc A nhiều hơn trong sinh hoạt, học tập hằng ngày.

- Gặp gỡ hoặc gọi điện trao đổi với mẹ A về tình hình của A để mẹ hỏi thăm, động viên A thường xuyên hơn.

- Quan sát quá trình học tập của em A trên lớp,

- Hướng dẫn ba và anh của A cách giúp đỡ, kèm cặp em trong học tập.

*GV bộ môn:

- Quan tâm, giúp đỡ em trong từng tiết học để em hoàn thành nhiệm vụ.

* Phụ huynh:

- Quan tâm về giờ giấc sinh hoạt hằng ngày cũng như giờ đến lớp;

- Kèm cặp thêm về nội dung học tập

- Thường xuyên trò chuyện với em

* Học sinh khác trên lớp:

- Chơi với bạn;

- Hỗ trợ bạn trong quá trình học tập qua hình thức Đôi bạn cùng tiến;

- Các bạn ở gần nhà rủ bạn cùng đi học.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh

*Qua thời gian GV hỗ trợ 1 tháng em A đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực:

- Đã đi học đúng giờ, không còn ngủ gật trong lớp;

- Bước đầu em đã hoàn thành được một số hoạt động ở lớp từ đơn giản đến phức tạp;

- Đã có sự tập trung trong giờ học, tiếp thu được những nội dung cơ bản của bài học;

- Tích cực hợp tác hơn với thầy cô, bạn bè.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×