Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu tục ngữ "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nức phải thương nhau cung"

nhung là nhau nhé 
giúp em làm với ạ













 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Giải thích câu tục nhiều điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhung cùng
19:41
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
148
1
0
Mai
25/04/2022 19:50:51
+5đ tặng

Ca dao, dân ca đã tự có trong dòng chảy lịch sử lâu đời của đất nước Việt Nam. Nó là sự đúc kết kinh nghiệm, là những bài học quý giá mà thế hệ đi trước muốn lưu lại cho thế hệ sau. Và trong đó, không gì quý giá hơn những thông điệp về tình thương yêu, đoàn kết chung để làm nên những điều vĩ đại, tươi đẹp cho toàn thể chúng ta. Câu tục ngữ vẫn văng vẳng bên tai, diễn đạt tha thiết, ý nghĩa nhất của câu nói này:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đặc điểm chung của tất cả loại ca dao, dân ca, là mang ngôn ngữ giản dị, đi vào lòng nhân dân, từ những điều thân thiết xung quanh cuộc sống.
Với câu tục ngữ này, có hai hình ảnh mang “nhiễu điều”, “giá gương”,  vật quen thuộc trong  những ngôi nhà  thời xưa. “Nhiễu điều” là một từ để muốn chỉ tấm vải đỏ được coi là thứ đáng quý, được trân trọng, bởi một phần được hiểu là màu đỏ là màu của quyền lực, của sự sang trọng, quý phái, nó được dùng trang trí trong nhà, đặt ở chỗ sạch sẽ, tôn lên được giá trị của nó. Còn “giá gương” thì dễ hiểu đó là cái giá để đựng gương.
 

Vốn người xưa thường hay dùng tấm vải đỏ ấy để che gương để cho nó tránh bụi bẩn theo thời gian, làm đẹp cho gương, nó cho ta thấy sự tương tác không thể thiếu giữa gương và tấm vải đó, Đó là ta hiểu theo nghĩa đen dễ hiểu là vậy. Nhưng nếu biết được ý nghĩa theo đúng nghĩa bóng thì quả thực nó liên quan rất nhiều đến cuộc sống của mỗi người chúng ta, nó là biểu tượng cho tình yêu thươngđùm bọc trong cộng đồng giữa người với người.

Câu thơ mang đậm tính triết lý, nghĩa tình là đây. Từ một hình ảnh tưởng như quen thuộc, mà có thể suy rộng ra đến cả một xã hội rộng lớn, đặc biệt với đất nước ta. Là một đất nước, giàu dân số, đa sô rất nhiều dân tộc tập hợp trên dải đất hình chữ S yêu thương, quật cường này, từ thuở khai thiên lập địa. Tất cả 54 dân tộc đều coi nhau như anh em, không nên quá phân biệt dân tộc thiểu số, không quan trọng màu sắc da, không phân biệt trình độ văn hóa… Chúng ta đều đồng lòng, huống chi sống trên cùng một đất nước, cùng làng, cùng mang một dòng máu đỏ tươi chảy trong huyết quản.Chúng ta nên trân trọng tất cả người xung quanh, biết yêu thương, yêu quý đồng loại, vì ngay cả loài động vật còn biết điều đó “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” cũng là mang ý nghĩa tích cực này. Lẽ nào con người ta tiến hóa hơn, mà dễ bỏ đi nguyên tắc sống đơn giản ấy.
 

Chúng ta tự hào lắm khi được sống trong lòng dân tộc, được cống hiến vào những sự nghiệp chung để phát triển đất nước, sao ta có thể sống lẻ loi giữa cuộc đời, dù có mạnh mẽ đến đâu cũng có những lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn, đó là lúc phát huy giá trị về tình yêu thương chia sẽ từ mọi người cho ta, ta nhận từ nó,để như một nguồn động viên, ta có động lực sống tiếp, vượt qua. Nhưng nếu ta không cho lại những hoàn cảnh như thế ở gia đình, xã hội, không động lòng trắc ẩn,  thì mãi mãi người ta sẽ không muốn giúp ta nữa, bạn đang tự tách mình ra khỏi thế giới này. Nên giờ đây, không phải bàn quá nhiều về lý lẽ vốn đúng đắn ấy, đạo lý tựa bao đời ấy.

Để thể hiện tình yêu thương ấy có nhiều cách, có thể chỉ là một lời nói, một cử chỉ quan tâm, một chút ít về tinh thần nhưng phải là xuất phát từ nội tâm chân thành nhất, điều đó đáng được trân trọng, tấm gương tốt đẹp. Có quá nhiều ví dụ trong thực tế, để muốn nói rằng, chính nó tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Đã có không ít nhà hảo tâm quyên góp cho những em bé có hoàn cảnh khó khăn mà bị bênh tật hiểm nghèo. Đã có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng đã vượt qua nỗi đau đớn mất con, để nhìn thấy đất nước ta hòa bình.
Mỗi người chúng ta sau khi đọc hiểu, ngẫm câu nói này, nên biết giữ gìn phát huy tích cực bằng hành động đến cộng đồng, hãy thay đổi cải thiện mình từ hôm nay. Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên bất tử, bởi đó là tâm huyết, là tâm nguyện của thế hệ đi trước gửi tới con người muôn đời sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
_Hương Thủy_
25/04/2022 19:52:16
+4đ tặng
Ca dao của chúng ta đã có những câu đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Một trongnhững câu ca dao tiêu biểu ấy chính là câu “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” .
Nhiễu điều là thứ vải xưa rất mềm , màu đỏ , người xưa thương phủ lên giá gương để vừa tôn thêm vẻ đẹp của gương , vừa để cho gương luôn được trong sáng , không bị bám bụi Giá gương là một chiêc khung bằng gỗ , trong có lồng gương có thể đặt trên bàn, hay trên trên tủ. Như vậy câu ca dao trên có ý nói : dù chỉ là vật vô tri, vô giác , vuông nhiễu điều kia còn có thể cho gương thêm đẹp, thêm trong , thì là người có nghĩa , có tình, đương nhiên ta phải biết thương yêu giúp đỡ người cùng trong một nước khi khó khăn, hoạn nạn. Nói khác đi, câu ca dao trên có ý nhấn mạnh vào sự thương yêu, giúp đơ cần có giữa những người cùng chung nòi giống. Còn “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là rất đúng vì người sống trong một nước đã có quan hệ mật thiết với nhau về mặt vật chất cũng như tinh thần. Cụ thể như khi lũ lụt tại nước ta , đâu có phải chỉ người ở vùng lũ lụt ấy bị thiệt thòi Khi bị thiệt hại nặng nề về của , về người , nhân dân địa phương đó đương nhiên phải ưu tiên lo dành tiền dựng lại nhà cửa, làm vốn canh tác thì đâu còn dư giả để mua sắm , mãi lực nhân đó đã giảm hẳn , ảnh hưởng lớn lao đến mọi người Mặt khác, khi nước nhà bị địch hoạ thì toàn dân đều lâm cảnh lầm than . Ta há chẳng nhớ đến câu “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây “ trong bài “ Chạy giặc “ của Nguyễn Đình Chiểu tả nỗi lầm than của nhân dân ta khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược hay sao. Chính vì vậy, câu ca dao trên không chỉ được đề cao để vận động nhân dân ta giúp đỡ đồng bào khi bị thiên tai mà còn từng là khẩu hiệu của Hai Bà Trưng dùng để tập hợp toàn dân vùng lên chống lại thái thú Tô Định bạo tàn.Câu ca dao trên còn đúng vì dân tộc ta còn là dân tộc có tình có nghĩa , luôn luôn nhớ mình cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra nên đương nhiên phải “ Chị ngã, em nâng “ , “ Lá lành đùm lá rách “ , “ Thương người như thể thương thân “ 
Câu ca dao trên đã có giá trị tuyệt đối.nhưng nhận thức , tình cảm trên chỉ phát huy hết tác dụng khi chúng ta có được thái độ, hành vi cụ thể giúp đỡ người lâm nạn . Mặt khác, sự giúp đỡ của chúng ta đối với những người bất hạnh phải mang tính sáng suốt, triệt để để người được ta giúp đỡ thực sự thoát cảnh khổ đau, không vì sự giúp đỡ của ta mà thành kẻ ỷ lại.
Thấm nhuần nội dung, tinh thần của câu ca dao trên , nhân dân ta không những sống có tình , có nghĩa, biết đoàn kết gắn bó giúp nhau vượt qua thiên tai, đich hoạ khiến đất nước trường tồn và phát triển mà còn lên án nghiêm khắc những cá nhân, những tập thể nào còn thiển cận tối mắt vì lợi ích cục bộ quên lời dạy bảo của cha ông đang tâm tham nhũng , hối lộ, buôn lậu ,tiếp tay với các tệ nạn xã hội hoặc phá hoại môi trường thiên nhiên gây hậu quả tai hại cho dân, cho nước.
Hiểu rõ câu ca dao trên, ta càng hiểu thêm tấm lòng của nhân dân ta đối với đồng bào., hiểu thêm giá trị văn học dân gian .Chắc chắn chúng ta phải phấn đấu học tốt văn học dân gian hơn nữa và ứng dụng vào cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×