Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng sông Bạch Đằng năm 938? Nước Chăm-pa ra đời như thế nào? Trong thế kỉ 8 đầu nước Chăm-pa đã có sự thay đổi sao?

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng sông Bạch Đằng năm 938.
Câu 2: Nước Chăm-pa ra đời như thế nào? Trong thế kỉ 8 đầu nước Chăm-pa đã có sự thay đổi sao? Nếu các tầng lớp trong xã hội.
Câu 3: Nêu những thành tựu kinh tế, văn hóa của nước Chăm-pa? Em thích nhất là thành tựu văn hóa nào? Vì sao?
Câu 4: Trong quá trình đấu tranh để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc nhân dân ta đã có sự tiếp thu và chọn lọc những thành tựu văn hóa nào của người Hán.
GIÚP  MÌNH VỚI  ẠA<3333
3 trả lời
Hỏi chi tiết
83
2
0
Tr Hải
05/05/2022 16:49:47
+5đ tặng
1 Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: – Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. – Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta. – Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta
3 Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV). - Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu  tháp Chàm, đền, tượng,... - Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quang Phước
05/05/2022 16:50:32
+4đ tặng
C1:

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.


Câu 2:

- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân đã tiến xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, đặt ra huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Huyện Tượng Lâm (ngày nay thuộc Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định) là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ.

- Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192-193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

-  Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (4 – 5 vạn quân thường trực), biết hợp nhất 2 bộ lạc Dừa và Cau đánh bại nhà Hán, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ đến tận Hoành Sơn (phía Bắc), Phan Rang (phía Nam).
* Kinh tế

-  Nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, biết làm ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước.

-  Ngoài ra họ còn trồng cây ăn quả(cau, dừa, mít), khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê,...), làm đồ gốm, đánh cá.

- Người Chăm-pa cũng buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.

* Văn hóa

-  Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
 

-  Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

-  Có tục hỏa táng người chết.

-  Họ ở nhà sàn và ăn trầu cau. 

-  Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
- Người Chăm có quan hệ gần gũi với người Việt, và luôn ủng hộ những cuộc nổi dậy của người Việt. Đồng thời, người Việt ở Giao Châu cũng ủng hộ nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam.

0
0
TôNgọc Minh Anh
05/05/2022 16:52:11
+3đ tặng
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: – Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. – Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta. – Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta
Câu 2: 

- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân đã tiến xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, đặt ra huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Huyện Tượng Lâm (ngày nay thuộc Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định) là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ.

- Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192-193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

-  Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (4 – 5 vạn quân thường trực), biết hợp nhất 2 bộ lạc Dừa và Cau đánh bại nhà Hán, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ đến tận Hoành Sơn (phía Bắc), Phan Rang (phía Nam).

-  Đổi tên nước thành Cham-pa, đóng đô ở Sin- ha- pu- ra (Trà Kiệu Quảng Nam).
Câu 3: Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV). - Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. - Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu  tháp Chàm, đền, tượng,... - Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K