Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm

Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm
4 trả lời
Hỏi chi tiết
144
2
0
Tr Hải
06/05/2022 20:43:17
+5đ tặng
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), nhà triết học vĩ đại, nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ XVI. Xuất thân trong một gia đình vọng tộc ở Trung Am, Vĩnh Bảo, nay thuộc thành phô Hải Phòng. Ông học giỏi, tài cao đức trọng, nhưng sống giữa thời loạn lạc, nên nuôi chí chờ thời, mãi đến năm 45 tuổi mới đi thi. Năm 1535, đỗ Trạng Nguyên, Làm đại quan của triều Mạc. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Boy lạnk lùnk
06/05/2022 20:43:21
+4đ tặng
Ông học rộng, đức trọng, tài cao. Mãi đến năm 45 tuổi mới đi thi và đã đậu Trạng nguyên dưới triều nhà Mạc. Sau một thời gian làm quan, ông về sống ở quê nhà (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) mở trường dạy học, đào tạo được nhiều nhân tài, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân,...
1
0
_ttt_
06/05/2022 20:43:49
+3đ tặng

Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh năm 1491 và mất năm 1585, thọ 95 tuổi. Ông học rộng, đức trọng, tài cao. Mãi đến năm 45 tuổi mới đi thi và đã đậu Trạng nguyên dưới triều nhà Mạc. Sau một thời gian làm quan, ông về sống ở quê nhà (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) mở trường dạy học, đào tạo được nhiều nhân tài, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân,... Lúc ống mất, vua nhà Mạc trung phong là Trình Ọuốc Công.

   Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với các danh hiệu: Tuyết Giang Phu Tử. Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình...

Ông còn là nhà thơ lớn của Đại Việt, để lại 2 tác phẩm thơ: Bạch Vân am thi tập bằng chữ Hán trên nghìn bài, Bạch Vân quốc ngữ thi lập bằng chữ Nôm có vài trăm bài.

Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hàm súc, điêu luyện, vừa cổ điển, vừa đậm đà phong vị dân gian, giàu suy tư, triết lí, đề cao tình nghĩa, đề cao chữ “nhàn”, xa lánh bon chen danh lợi, yêu hòa bình, lên án chiến tranh.

Hãy ngâm một vài vần thơ của ông Trạng:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,

Hết xôi, hết rượu, hết ông tôi!

hay:

Thớt có tanh tao ruồi đổ đến,

Gang không mật mỡ kiến bò chi!

hay:

Xưa nay nhân giả là vô địch,

Lọ phải khư khư thích chiến tranh.

1
0
bbae
06/05/2022 20:44:18
+2đ tặng

- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.

- Cuộc đời:

    + Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng.

    + Năm 1535, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi ở tuổi 45. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu.

    + Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc

    + Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

    + Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.

- Phong cách sáng tác:

    + Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn

    + Phê phán những điều xấu xa trong xã hội

    + Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.
'

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo